✴️ Phẫu thuật điều trị phồng, giả phồng động mạch chi

I. ĐẠI CƯƠNG

– Phồng và giả phồng động mạch chi là thương tổn thường gặp trên lâm sàng.

– Thường người bệnh đến bệnh viện do phát hiện thấy một khối trên đường đi của mạch máu ở chi thể.

– Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính với các loại hình tổn thương này. Mục đích là tái lập lưu thông mạch máu bằng mạch tự thân hoặc nhân tạo. Ngoài ra, khâu vết thương bên hoặc sử dụng can thiệp nội mạch có thể ứng dụng trong một số trường hợp nhất định.

 

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các người bệnh khi được chẩn đoán dựa trên lâm sàng kết hợp với kết quả chụp cắt lớp đa dãy hoặc chụp mạch là giả phồng động mạch có biến chứng nhiễm trùng viêm tấy hoặc vỡ chảy máu đều có chỉ định phẫu thuật.

 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

 

IV. CHUN B

1. Người thc hin: Gồm 3 kíp

– Kíp phẫu thuật: Phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.

– Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê và 1 -2 trợ thủ.

2. Người bnh: Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ tim kín hoặc quy trình mổ cấp cứu thông thường. Giải thích Người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

– Dng cụ phu thut:

+ Bộ dụng cụ phẫu thuật chi thể thông

+ Bộ dụng cụ cho phẫu thuật mạch máu thường.

– Phương tiện gây mê: Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ tim mạch. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Hệ thống đo huyết áp động mạch trong quá trình mổ …

4. Hồ sơ bệnh án: Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung. Đầy đủ thủ tục pháp lý và ký giấy cam kết phẫu thuật.

 

V. CÁC BƯỚC TIN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.

2. Vô cm:

Gây mê nội khí quản, gây tê đám rối hoặc gây tê ngoài màng cứng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy liên tục. Đặt các đường đo áp lực động mạch, tĩnh mạch trung ương và nhiệt độ liên tục.

3. Kỹ thut:

– Phẫu tích mạch máu ở vị trí trên và dưới nơi có ổ tổn thương giả phồng, dùng lắc hoặc chỉ catgut treo mạch máu lên. Chú ý: Trong quá trình phẫu tích cẩn thận tránh làm tổn thương các nhánh tuần hoàn.

– Dùng Heparin tĩnh mạch với liều 50 đơn vị/ kg cân nặng

– Cặp hai đầu nơi mạch đã có lắc mạch máu.

– Xử trí thương tổn:

+ Rạch vào khối giả phồng lấy hết tổ chức máu cục. Kiểm soát chảy máu trong khối giả phồng, khâu vết thương bên của động mạch hoặc cắt đoạn nối tận-tận hoặc ghép mạch tự than.

+ Cắt đoạn mạch chi bị phồng nối tận-tận hoặc ghép bằng mạch tự thân nếu mạch tổn thương dài trên 2cm.

– Đặt dẫn lưu (Redon) vào vùng mổ.

– Cầm máu kỹ

– Đóng da một lớp. Kết thúc cuộc mổ.

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIN

1.Theo dõi:

– Đánh giá tình trạng thiếu máu ngoại vi

– Xét nghiệm điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu mất máu nhiều do khối giả phồng có biến chứng vỡ chảy máu.

– Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc chống phù nề, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu (nếu mất máu)… tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.

– Cho vận động sớm tại giường. Cho ăn từ loãng tới đặc khi có trung tiện.

2. Xử trí tai biến:

– Chảy máu do không kiểm soát hết các nguồn chảy máu vào khối giả phồng. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu băng ép không có kết quả.

– Thiếu máu không hồi phục do tắc cầu nối hoặc khâu mạch bị hẹp nhiều xuống phần chi thể dưới nơi có khối giả phồng. Cần theo dõi sát ngay sau mổ để phát hiện kịp thời biến chứng này.

– Nhiễm trùng vết mổ: Cấy vi trùng – kháng sinh đồ. Kháng sinh toàn thân liều cao – phổ rộng. Xét mổ lại nếu có biến chứng chảy máu …

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top