Tử cung là nơi mà thai nhi được hình thành cũng như phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng người phụ nữ. Chính vì vậy, bất kỳ tác động bất thường nào của tử cung cũng sẽ là tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả người mẹ và em bé. Eo tử cung hay còn được hiểu là cổ tử cung có dạng hình ống hẹp nằm tại phần cuối của tử cung, đây chính là nơi mà em bé được sinh ra. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cổ tử cung sẽ được đóng chặt lại để tránh các tác nhân có thể gây hại cho thai nhi đang nằm trong tử cung và cũng tránh trường hợp dịch nuôi dưỡng em bé trong tử cung bị trào ra ngoài.
Thông thường thì eo tử cung đến tháng thai kỳ cuối cùng mới có hiện tượng giãn nở ra để báo hiệu em bé sắp được chào đời, thế nhưng cũng có trường hợp eo tử cung bị mở ra từ rất sớm khiến em bé có nguy cơ bị sảy rất cao nếu không có sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa sản. Tình trạng này được gọi là khiếm khuyết tử cung hay hở eo tử cung.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến khiến cho người mẹ bị hở eo tử cung nhưng nhìn chung thì sẽ có 2 nhóm nguyên nhân chính là do bẩm sinh và do có tiền sử tác động đến tử cung (nạo phá thai, rách cổ tử cung từ lần sinh trước đó, phẫu thuật cắt một đoạn tử cung do có bệnh,...).
Bệnh hở eo tử cung có thể rất khó phát hiện sớm bởi những dấu hiệu bệnh khá mơ hồ, không rõ ràng và chỉ khi có triệu chứng bị sảy thai hoặc được các bác sĩ sản vô tình phát hiện ra. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh từ tuấn thứ 14 của thai kỳ như: đau lưng, cảm thấy bị đè nén ở vùng chậu, dịch từ âm đạo ra nhiều, rỉ máu âm đạo,...
Tình trạng hở eo tử cung thường có xu hướng xuất hiện ở những người phụ nữ đã từng có tiền sử sinh non (đặc biệt là trường hợp sinh non trên 2 lần), những người đã từng bị sảy thai trong 3 tháng đầu tiên, những người từng có can thiệp vào tử cung để chữa bệnh,... tuy nhiên khả năng những người mang thai lần đầu tiên cũng có thể bị bị hở eo tử cung. Chính vì vậy, để tránh được những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra thì việc khám thai sớm, khám thai định kỳ và tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa phải được quan tâm hàng đầu.
Khả năng sảy thai ở những tháng đầu tiên do hở eo tử cung là rất cao vì vậy các mẹ bầu hãy tìm cách phòng ngừa từ khi mới phát hiện mang thai. Ngoài ra, cũng có những trường hợp hở eo tử cung ở những tháng thai kỳ gần sinh cũng sẽ khiến mẹ bầu bị sinh non, em bé được sinh ra có nguy cơ gặp nhiều tác nhân gây hại hơn bình thường dẫn tới sức khỏe bị yếu ớt, bị dị tật hay thậm chí không thể sống sót.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh tình được các chuyên gia đưa ra như: Xác định tiền sử sản khoa, tiền sử sảy thai, khám âm đạo, xét nghiệm nước ối và siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung.
Hiện nay, phương pháp khâu cổ tử cung được cho là hiệu quả và an toàn nhất cho người mẹ bị hở eo tử cung. Phương pháp này có thể thực hiện bằng 2 cách như sau:
Khâu eo tử cung thông qua âm đạo: Đây là thử thuật được sử dụng khá phổ biến bởi tính hiệu quả mà nó mang lại rất cao và lại dễ dàng thực hiện. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng duy nhất 1 sợi chỉ để đóng cổ tử cung. Thời điểm thích hợp: thai từ 16 - 20 tuần (tốt nhất là 16 - 18 tuần), bác sĩ sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp tùy thuộc vào tiền căn sảy thai lần cuối của sản phụ. Điều kiện để khâu eo tử cung:
Sử dụng vòng nâng cổ tử cung Presary: dùng trong trường hợp hở eo tử cung, nhưng không thể khâu eo tử cung.
Hai phương pháp chữa trị hở eo tử cung trên đây mang tới hiệu quả cao nhưng cũng không phải hoàn toàn an toàn. Một số trường hợp người mang thai không được làm các phẫu thuật này bởi một số nguyên nhân từ tình trạng sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chỉ nên thực hiện phẫu thuật chữa hở eo tử cung khi thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và người mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ.
Bên cạnh đó, sau khi mẹ bầu được thực hiện phẫu thuật chữa hở eo tử cung thì tuyệt đối phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ như sau:
Có thể bạn quan tâm: Đa ối - tình trạng mang thai cần theo dõi phù hợp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh