I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của rănghàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm trên lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm dưới ở vị trí bình thường.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng
+ Có khớp cắn ngược.
+ Răng cửa trên ngả về phía môi
+ Răng cửa dưới ngả lưỡi.
- Cận lâm sàng
+ Tương quan xương hai hàm loại III.
+ Số đo góc SNA: nhỏ hơn giá trị bình thường.
+ Số đo góc SNB có giá trị bình thường.
+ Số đo góc ANB: có giá trị âm.
+ Chỉ số Wits: giảm.
+ Chỉ số A-Nperp: giảm.
+ Chỉ số Pog-Nperp: bình thường.
+ Số đo góc răng cửa hàm trên với mặt phẳng khẩu cái: có giá trị lớn hơn bìnhthường.
+ Số đo góc răng cửa dưới với mặt phẳng hàm dưới: nhỏ hơn giá trị bìnhthường.
2. Chẩn đoán phân biệt
Sai khớp cắn loại III quá phát xương hàm dưới: phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và X quang.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Tạo lập lại tương quan hai hàm, lý tưởng nhất là tương quan xương loại I vàkhớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhất phải đạt đượctương quan răng nanh loại I.
Cải thiện về thẩm mỹ.
Đảm bảo độ ổn định.
2. Điều trị cụ thể
a. Bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng
b. Bệnh nhân hết thời kỳ tăng trưởng
IV. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Sai khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên là loại sai khớp cắnnặng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ.
- Nếu điều trị kịp thời và đúng phác đồ trên thì sẽ có kết quả tốt.
2. Biến chứng
- Sang chấn răng và mô quanh răng.
- Đau khớp thái dương hàm.
- Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
V. PHÒNG BỆNH
- Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các lệch lạc sớm,theo dõi sự tăng trưởngcủa xương và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh