✴️ Sỏi tiết niệu

1.Thể hạ tiêu thấp nhiệt:

Đa phần là bệnh ở thời kỳ đầu, cơn đau cấp tính, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, sốt, nước tiểu vàng đỏ, tiểu tiện sáp trệ không thông có khi đái ngắt quãng và có khi đái ra sạn sỏi; lưng đau lan đến bụng dưới và vùng sinh dục; miệng đắng, nôn khan hoặc nôn mửa, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp - thông lâm bài thạch.

Phương thuốc thường dùng: “bát chính tán” gia giảm: 

  • Sa tiền tử 20g Biển xúc 20g.
  • Cù mạch 12g Hoạt thạch 20g.
  • Cam thảo tiêu 6g Đại hoàng 4g.
  • Sơn chi 12g Đăng tâm thảo 8g.

Gia giảm:

Nếu đái máu là chính thì phải trọng dụng “tiểu kế ẩm tử” hợp phương “thạch vĩ tán”.

Nếu tiểu tiện vàng đục kèm theo mắt đỏ, miệng đắng, tâm phiền dễ giận dữ phải dùng “long đờm thảo tả can thang” gia vị.

Nếu nhiệt độc vào huyết và tam tiêu thì cấp phải trị tiêu, phải dùng hợp phương “hoàng liên giải độc thang” và hợp phương với “ngũ vị tiêu độc ẩm” (hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử).

“Ngũ vị tiêu độc ẩm” bao gồm: kim ngân hoa 20g, thư cúc hoa 12g, bồ công anh 20g, tử hoa địa đinh 15g, tử bối thiên quí 10g.

 

2. Khí trệ huyết ứ:

Tiểu tiện sáp trệ, lâm ly bất sướng, trong nước tiểu có máu cục (huyết khối), bụng dưới chướng đau hoặc đau nhói, thậm chí lưng và bụng đau quặn; chất lưỡi xám tía có nhiều ban điểm ứ huyết; mạch trầm huyền hoặc sác.

Phương pháp điều trị: hành khí hoạt huyết - thông lâm bài thạch.

Phương thuốc thường dùng: “trầm hương tán” hợp phương “huyết phụ trục ứ thang”.

Nếu kèm theo ngực đầy sườn tức dùng thêm “tứ vị tán”.

Nếu huyết ứ rõ ngày càng nặng thì gia thêm: nhũ hương, một dược mỗi thứ đều 8 - 12g.

 

3.Thể tỳ thận khí hư:

Đa phần do sỏi hệ thống tiết niệu lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị không khỏi làm hao thương chính khí; tiểu tiện không nhiều, đỏ, sáp, lâm li bất đã khi nặng, khi nhẹ. Khi gặp thời tiết thay đổi, vận động mệt mỏi thì bệnh thường tái phát; trong nước tiểu thấy có sạn sỏi (sa thạch) đi theo, lưng gối đau mỏi, mệt mỏi vô lực, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích thận - bổ khí tiêu thạch.

Phương thuốc thường dùng: “vô tỷ sơn dược hoàn” gia giảm.

“Vô tỷ sơn dược hoàn” (hoà tễ cục phương) gồm có:

  • Sơn dược 20g Nhục thung dung 8g.
  • Thục địa hoàng 12g Sơn thù du 8g.
  • Phục thần 10g Thỏ ty tử 12g.
  • Ngũ vị tử 8g Xích thạch chi 15g.
  • Ba kích thiên 12g Trạch tả 15g.
  • Đỗ trọng 12g Ngưu tất 20g.

Nếu trung khí hạ hãm thì có thể kết hợp với “bổ trung ích khí”.

 

4. Can thận âm hư:

Đa phần là do thấp nhiệt uẩn kết lâu ngày hóa thương âm tinh mà dẫn đến, lưng gối đau mỏi, đầu choáng, tai ù; triều nhiệt, tự hãn, má hồng, môi hồng, miệng khô, họng đau; tiểu tiện lâm li, có khi bài xuất ra cả sạn sỏi; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc không có rêu; mạch trầm tế sác.

Phương pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt - ích thận tiêu thạch.

Phương thuốc thường dùng: “lục vị địa hoàng hoàn” gia thêm: kim tiền thảo, hải kim sa đằng mỗi thứ đều 30g.

Nếu âm hư hoả vượng thì dùng “đại bổ âm hoàng”.

Nếu can dương thượng nghịch, đầu choáng mắt hoa thì dùng “kỷ cúc địa hoàng hoàn”.

Nếu đái ra máu rõ thì dùng “tri bá địa hoàng hoàn” gia vị.

Nếu thấp nhiệt ở cuối, đi tiểu nóng, vàng thì dùng “a giao tán”.

 

5.Thận dương hư tổn:

Lưng gối đau mỏi, gầy gò, thiếu lực, sợ lạnh, chi lạnh; sắc mặt trắng bủng, tiểu tiện phiền số, bài xuất vô lực hoặc đái sỏi, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị: ôn bổ thận dương - thông lâm tiêu thạch.

Phương thuốc thường dùng: “kim quĩ thận khí hoàn” gia vị.

Nếu kèm theo tỳ vị hư hàn thì gia thêm “qui tỳ hoàn” gia vị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top