✴️ Bệnh trĩ và phương pháp điều trị phẫu thuật LONGO

Nguồn gốc bệnh trĩ

Đặc biệt, búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đại tiện hoặc khi gắng sức (ho, hắt hơi, ngồi xổm) gây đau rát; ẩm ướt khó chịu ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ trên thế giới và ở Việt Nam khá lớn.

Về nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng có hai quan điểm được nhiều người chấp nhận nhất. Đó là thuyết tuần hoàn và thuyết cơ học. Phân độ trĩ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương và chiến thuật điều trị. Hiện nay, phân độ trĩ phụ thuộc vào mức độ tổn thương lâm sàng và giải phẫu.

Chẩn đoán bệnh trĩ và thường dựa vào các triệu chứng:

+ Thường gặp nhất là đại tiện máu tươi, sa búi trĩ, đau đột ngột ở hậu môn.

+ Đại tiện máu tươi thường biểu hiện ở các mức độ khác nhau: thành tia, thành giọt hoặc dính vào giấy vệ sinh, nếu chảy máu kéo dài gây thiếu máu mạn tính.

Sa trĩ từng búi hoặc cả ṿùng trĩ. Búi trĩ sa nặng nhẹ tùy thuộc theo mức độ: có thể tự co lên được, phải dùng tay đẩy vào hậu môn hoặc sa tụt hẳn ra ngoài hậu môn. Sự sa lồi nặng nhẹ của các búi trĩ hoặc cả ṿùng trĩ. Thường làm người bệnh khó chịu như đau rát hậu môn; rỉ tiết dịch gây ẩm ướt;  viêm loét vùng hậu môn.

Phân biệt mức độ bệnh trĩ

Trĩ độ 1: bũi trĩ không ra ngoài cơ thắt ngoài.

Trĩ độ 2: bũi trĩ ra ngoài cơ thắt mỗi khi rặn hay đại tiện. Nhưng sau đó có thể đẩy vào được.

Trĩ độ 3: búi trĩ lồi ra ngoài liên tục không tự co hay đẩy lên được.

Phương pháp điều trị 

Các phương pháp được áp dụng điều trị bệnh trĩ bao gồm: điều trị nội khoa (uống thuốc, đặt thuốc tại chỗ); điều trị bằng thủ thuật (tiêm xơ, nong hậu môn, thắt trĩ);  các biện pháp vật lư (đốt nhiệt, đốt điện, liệu pháp lạnh, ứng dụng laser…); điều trị phẫu thuật.

Tất cả các biện pháp trên được xếp thành hai nhóm điều trị: điều trị bảo tồn và điều trị triệt căn trong đó các thầy thuốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề điều trị triệt căn. Đây là phương pháp điều trị triệt để nhất và có tỉ lệ tái phát thấp nhất.

Phương pháp phẫu thuật

Đã có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau đối với bệnh trĩ được nghiên cứu. Ứng dụng nhằm cải thiện một cách tốt nhất kết quả lâm sàng và chất lượng sống của người bệnh. Phẫu thuật Miligan – Morgan (1937), phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc, phẫu thuật cắt toàn bộ trĩ của Whitehead (1882) hoặc Ferguson (1971)…

Các phương pháp phẫu thuật trên đă đạt được những kết quả nhất định và được áp dụng ở khá nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến nay các phương pháp này c̣ó nhiều nhược điểm vì thời gian lành vết thương dài. Gây đau nhiều sau mổ, hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, rỉ dịch ở hậu môn; tỉ lệ tái phát khá cao.

Phẫu thuật bằng máy là phương pháp hoàn toàn mới điều trị bệnh trĩ do A. Longo thực hiện đầu tiên vào năm 1994. Phương pháp này đă được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. 

Phương pháp phẫu thuật Longo đạt được mục tiêu:

 – Một là đảm bảo triệt một phần mạch trĩ nên điều trị được triệu chứng chảy máu,

 – Hai là cắt bỏ một phần trĩ cùng khoanh niêm mạc bị sa ra ngoài khoảng 4- 4,5cm; và khâu nối niêm mạc về vị trí phía trên đường lược 2- 3cm. Đưa phần trĩ cũ lại về vị trí b́ình thường. Vì vậy mà giữ được chức năng sinh lư của trĩ.

 – Ba là phương pháp cắt Longo không làm tổn thương niêm mạc vùng lược. Nên giữ được chức năng sinh lư của hậu môn trực tràng và giảm tỉ lệ biến chứng hẹp hậu môn sau mổ so với các phương pháp khác. Phương pháp Longo được chỉ định đối với các trường hợp trĩ là trĩ độ II, III, IV, trĩ hỗn hợp.

Các nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật Longo, bệnh nhân hết đau nhanh, thời gian nằm viện ngắn (trung b́ình 3 ngày) và hầu như không có biến chứng sau mổ. Tỉ lệ tái phát rất thấp (2,5%). 

Có thể bạn quan tâm: Một số bài thuốc ngâm chữa trĩ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top