1. ĐẠI CƯƠNG
Suy hô hấp cấp là sự rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch.
2. NGUYÊN NHÂN
- Bệnh nhu mô phổi: bệnh màng trong, cơn khó thở nhanh thoáng qua, hít nước ối phân su.
- Bệnh màng phổi: tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch dưỡng chấp.
- Tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, cao áp phổi nguyên phát, thiếu máu hay đa hồng cầu.
- Thần kinh: ngạt chu sinh (ngưng thở, xuất huyết não, phù não), mẹ dùng thuốc (thuốc mê, an thần), tổn thương thần kinh hoành, bệnh lý thần kinh cơ.
- Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
- Chuyển hóa: toan chuyển hóa, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
- Bệnh lý ngoại khoa: hẹp mũi sau, teo thực quản, thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin.
- Thanh quản: màng chắn thanh quản, u nhú thanh quản, mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh âm.
- Khí quản: mềm khí quản, hẹp khí quản.
- U/kén phổi bẩm sinh.
- Bất thường xương sườn, lồng ngực.
3.CHẨN ĐOÁN
3.1.Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
*Các yếu tố nguy cơ
- Sinh non: nguy cơ bệnh màng trong, cơn ngưng thở.
- Sinh già tháng: hít nước ối phân su.
- Sinh mổ: chậm hấp thu dịch phế nang.
- Sinh ngạt: nguy cơ hít.
- Da nhuộm phân su: viêm phổi hít phân su.
- Mẹ vỡ ối sớm, sốt trước hay trong lúc sinh, nước ối xấu hay có mùi hôi: viêm phổi.
- Mẹ tiểu đường: ảnh hưởng tổng hợp surfactant: bệnh màng trong.
- Trẻ bị lạnh, stress, bệnh lý khác: tăng tiêu thụ oxy.
* Khám lâm sàng:
- Gồm 3 nhóm triệu chứng chính:
+ Thay đổi nhịp thở: thở nhanh > 60l/ph, hoặc thở chậm < 30l/ph.
+ Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm ngực, thở rên.
+ Tím khi thở khí trời: tím quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân, đo SpO2<90%.
- Ngoài ra còn có những triệu chứng đáng chú ý khác: nhịp tim nhanh hay chậm, thay đổi tri giác, giảm phản xạ.
Mức độ suy hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau:
<3đ: không suy hô hấp, 4-6đ: suy hô hấp nhẹ và >7đ: suy hô hấp nặng
3.1.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu, CRP, cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng huyết.
- X quang phổi: phát hiện nguyên nhân gây suy hô hấp và các bệnh lý đi kèm.
- Khí máu động mạch, mao mạch.
- Đường, canxi.
3.1.3. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: thay đổi nhịp thở, khó thở, thở gắng sức.
- PaO2< 50-60 mmHg và/hoặc PaCO2> 60mmHg, pH < 7,25.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
-Thông đường thở.
-Cung cấp oxy.
-Điều trị nguyên nhân.
-Điều trị hỗ trợ.
4.2. Xử trí ban đầu
*Thông đường thở: Giải quyết nguyên nhân gây tắc, chèn ép đường hô hấp.
-Tắc mũi sau: Kích thích cho khóc hoặc đặt ống thông miệng hầu nhằm giúp thở qua miệng. Cần chuyên khoa tai mũi họng can thiệp.
-Hút đờm nhớt.
*Cung cấp oxy:
-Chỉ định:
+Thay đổi nhịp thở >60 l/p hoặc <30 l/p, kèm theo dấu hiệu thở gắng sức.
+Hoặc tím tái.
+Hoặc PaO2< 60mmHg (đủ tháng), PaO2<50 mmHg (non tháng).
-Mục tiêu: Giữ SpO2 = 90-95% (đủ tháng và non tháng).
-Nguyên tắc: Đảm bảo nồng độ oxy thích hợp, FiO2=100% nếu trẻ tím tái, sau đó giảm dần FiO2 xuống.
-Phương pháp:
Thở Oxy qua ống thông 2 mũi (cannula): 0,25 – 1 lít/phút.Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) khi:
+SHH do bệnh lý tại phổi thất bại với oxy:
+Các dấu hiệu lâm sàng của SHH không cải thiện với oxy qua thông mũi.
+Cơn ngưng thở kéo dài không cải thiện với oxy, thuốc kích thích hô hấp.
+SpO2< 85-90% (PaO2< 50-60mmHg) với thở oxy qua ống thông mũi.
+Thở không hiệu quả, thở nông nhanh hoặc gắng sức nhiều.
+Tràn khí màng phổi sau khi đã được dẫn lưu.
Thở máy: Nếu thở NCPAP với FiO2=60-70% mà không duy trì được PaO2>50-60mmHg hay trẻ ngưng thở, hoặc ngưng thở kéo dài phải bóp bóng hỗ trợ ở trẻ non tháng nhiều hơn 3 lần/giờ mặc dù đã sử dụng NCPAP và cafein.
4.3. Điều trị nguyên nhân
-Các bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa: thoát vị hoành, teo thực quản, teo tịt lỗ mũi sau…
-Các bệnh lý nội khoa có xử trí đặc hiệu:
+Viêm phổi hít phân su: bơm surfactant.
+Tràn khí màng phổi: lượng nhiều cần dẫn lưu.
+Ngộ độc Morphin hoặc dẫn xuất Morphin: Dùng Naloxone 0,1mg/ kg/lần TM.
Cơn ngưng thở ở trẻ sinh non: Cafein citrate 20mg/kg liều tấn công, 5mg/kg/ngày liều duy trì TM hoặc uống.
+Bệnh màng trong: bơm surfactant, thở NCPAP.
4.4. Xử trí tiếp theo
-Đảm bảo khả năng phân bố oxy cho mô và tế bào:
-Sốc: bồi hoàn thể tích tuần hoàn.
-Chỉ định truyền máu theo tuổi thai và bệnh chính.
4.5. Điều trị toan máu
Chỉ bù Bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng (pH< 7,2) và không kèm toan hô hấp.
4.6. Điều trị hỗ trợ
-Đảm bảo môi trường nhiệt độ thích hợp.
-Cung cấp oxy ẩm, ấm.
-Cung cấp đủ năng lượng, tùy tình trạng bệnh có thể bơm sữa qua sonde dạ dày hoặc nuôi bằng đường tĩnh mạch.
-Điều trị nhiễm trùng: Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.
5. PHÒNG BỆNH
-Thực hiện tốt hồi sức tại phòng sinh, xử trí ngạt.
-Phòng ngừa hít, sặc, chống trào ngược.
-Sử dụng corticoid trước sinh cho bà mẹ mang thai 24 -34 tuần có nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới để phòng ngừa bệnh màng trong: dùng 2 liều Betamethason 12mg (TB) 24 giờ/lần hoặc 4 liều Dexamethasone 6mg (TB) 12giờ/lần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh