I. ĐẠI CƯƠNG:
Viêm quanh khớp vai là một bệnh bao gồm những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Không có tổn thương của đầu xương, sun khớp và màng hoạt dịch.
II. ĐIỀU TRỊ;
A. YHHĐ:
1. Thuốc giảm đau: Theo bậc thang của WHO.
Acetaminophen – Efferalgan 500mg 2-6 viên/ngày. Hoặc Efferalgan codein 2-6 viên/ngày.
2. Thuốc chống viêm no steroid:
- Chọn một trong các thuốc sau:
+ Diclophenac ( voltaren ) viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sau ăn no. có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.
+ Meloxicam ( Mobic ) viên 7,5mg: 1- 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 - 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.
+ Piroxicam ( Felden ) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày một ống trong 2 - 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.
+ Celecoxib ( Celebrex ) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no.
- Các thuốc bôi ngoài da: Voltaren emugel, Profenid gel…
Nếu không có tác dụng không mong muốn thì các thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng kéo dài cho tới khi bệnh nhân hết sưng, đau.
3. Thuốc hỗ trợ:
Thuốc giãn cơ: chọn một trong các thuốc sau
- Mydocalm 50mg, 150mg uống 150-450mg/ngày.
- Myonal 50mg x 3 viên/ngày.
- Mydocalm 100mg x 2 ống/ngày tiêm bắp sâu.
B. YHCT:
1. Thể kiên thống ( Tương đương VQKV đơn thuần ):
1.1. Triệu chứng: Đau là dấu hiệu chính, đau dữ dội, cố định một chỗ, trời lạnh ẩm đau tăng, chườm nóng đỡ đau.
Đau tăng khi vận động, làm hạn chế 1 số động tác như chải đầu, gãi lưng...
Khớp vai không sưng, không nóng, không đỏ, cơ chưa teo...
Ngủ kém, mất ngủ vì đau. Chất lưỡi hồng, rêu trắng, khi đau nhiều mạch có thể huyền khẩn.
1.2. Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
1.3. Phương:
Khương hoạt 08g Cam thảo 06g Phòng phong 12g Bạch chỉ 12g Hoàng kỳ 16g Tr Trần bì 08g |
Khương hoàng 12g Quế chi 06g Thổ phục linh 12g Sinh khương 06g Xí Xích thược 12g |
- Thủy châm: Vitamin B6, B12 ngày một lần.
- Châm cứu: Thủ thuật châm tả huyệt Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Trung phủ, Tý nhu, Cự cốt, Vân môn, A thị...
- Xoa bóp bấm huyệt: Thủ thuật Xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt... Động tác cần làm nhẹ nhàng không gây đau tăng cho người bệnh.
2. Thể Kiên ngưng ( Tương đương VQKV thể tắc nghẽn ):
- Tc: Khớp vai đau ít hoặc không, chủ yếu là hạn chế vận động ở hầu hết các động tác, khớp như bị đông cứng lại, bệnh nhân hầu như không làm được các động tác chủ động như chải đầu, gãi lưng, lấy những đồ vật ở trên cao...
Trời lạnh ẩm, nhất là ẩm, khớp lại nhức mỏi, cử động càng khó khăn. Toàn thân và khớp vai gần như bình thường. Nếu bệnh kéo dài cơ quanh khớp vai teo nhẹ, chất lưỡi hồng, rêu trắng dính nhớt, mạch trầm hoạt.
- Pháp chữa: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thư cân hoạt lạc .
- Bài thuốc :
Khương hoạt 08-10g |
Xuyên sơn giáp 08g |
Phòng phong l0g |
Quế chi 06 g |
Xích thược 12g |
Bạch chỉ 12g |
Khương hoàng 12g |
Sinh khương 06g |
Đảng sâm 16g |
Bạch truật 12g |
Trần bì 08g |
Cam thảo 06g |
Sắc uống ngày một thang.
Thủy châm: Vitamin B6, B12 ngày một lần.
Châm cứu: châm bổ các huyệt như thể trên.
Xoa bóp rất có tác dụng với thể này. Trong đó vận động để mở khớp vai là động tác quan trọng nhất, tăng đần cường độ, biên độ vận động khớp vai phù hợp với sức chịu đựng tối đa của bệnh nhân.
3. Thể hậu kiên ngưng: tương ứng với hội chứng vai tay .
- Tc: Đây là một thể bệnh rất đặc biệt gồm viêm quanh khớp vai thể tắc nghẽn và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay, khớp vai đau ít, hạn chế vận động rõ. Bàn tay phù có khi lan lên cẳng tay, phù to và cứng, bầm tím, lạnh. Toàn bộ bàn tay đau nhức suốt ngày đêm, cơ teo rõ rệt, cơ lực giảm, vận động khớp bàn ngón hạn chế, móng tay mỏng ròn, dễ gãy.
- Pháp chữa: bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu ứ.
Thục địa 16g |
Đào nhân l0g |
Đương quy 10g |
Hồng hoa l0g |
Bạch thược 12g |
Xuyên khung 16g |
Đảng sâm 10g |
Hoàng kỳ 16g |
Sắc uống ngày một thang.
Thủy châm: Vitamin B6, B12 ngày một lần.
Châm cứu: Chỉ là biện pháp kết hợp, dùng khi đau nhiều. Châm bổ huyệt như trên thêm khúc trì, thủ tam lý, ngoại quan, dương trì, hợp cốc bên đau.
Xoa bóp là chủ yếu, chỉ làm khi bàn tay hết bầm tím, phù nề để tránh các tổn thương thứ phát như teo cơ, cứng khớp, bệnh nhân cần kết hợp tự xoa bóp, tập vận động bàn tay, khớp vai.
III. PHÒNG BỆNH:
Chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn là việc nên được ưu tiên hàng đầu để giúp các khớp xương khỏe mạnh. Ngoài ra, để phòng viêm khớp vai, người bệnh hạn chế mang vác nặng, hạn chế tối đa các động tác lập đi lập lại ở vùng vai và cánh tay.
giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giữa giờ làm việc để các khớp có thời gian nghỉ ngơi. Ăn đủ chất, uống đủ nước và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường sức khỏe toàn thân và gia tăng sức mạnh của hệ xương khớp, giúp người bệnh sống vui, sống khỏe mỗi ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh