Quản lý nguy cơ là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm, thực hiện trong tiến trình quản lý chất lượng. Có hai cách cơ bản để thực hiện quản lý nguy cơ, một là quản lý nguy cơ một cách bị động, nghĩa là khi xảy ra sự cố thì chúng ta mới tìm hiểu nguyên nhân và phòng ngừa lặp lại (thường được gọi là quản lý sự cố), cách thứ hai là quản lý nguy cơ một cách chủ động, tức là nhận diện và báo cáo các rủi ro tiềm ẩn của quy trình hiện tại, sau đó thực hiện biện pháp phòng ngừa trước khi nó xảy ra.
Trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả của một chương trình quản lý nguy cơ, chúng ta cần kết hợp cả hai hình thức này. Tuy nhiên, báo cáo nguy cơ và sự cố suýt xảy ra đem lại những lợi ích thiết thực, giúp tổ chức an toàn hơn với chi phí chất lượng thấp hơn.
Nguy cơ là sự việc hành động chưa xảy ra nhưng được nhận định là có nguy cơ xảy ra và ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân/nhân viên y tế. Nguy cơ có thể là điều kiện hoặc hành động không an toàn. Ví dụ như thực hiện lọc rửa nhiều mẫu tinh trùng cùng lúc, sẽ có nguy cơ nhầm lẫn mẫu. Sự cố suýt xảy ra (near miss) là các sự cố đã xảy ra nhưng chưa ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc tổ chức.
Ví dụ:
Thiết bị an toàn bị vô hiệu
Rất nhiều hoạt động về an toàn được thực hiện một cách bị động, nhiều tổ chức chờ cho đến khi sự cố xảy ra, gây hậu quả, thậm chí là ảnh hưởng đến bệnh nhân rồi mới thực hiện các biện pháp ngăn ngừa. Nhiều nguy cơ được nhận thấy nhưng thường bị bỏ qua vì nó không gây thiệt hại, không ảnh hưởng đến bệnh nhân. Một tổ chức được xem là không có văn hóa báo cáo nguy cơ/sự cố khi nhân viên không được khuyến khích báo cáo các nguy cơ này.
Lịch sử cho thấy rằng hầu hết các sự cố xảy ra, dù ít nghiêm trọng hay thảm khốc, thường có nguy cơ (dấu hiệu không an toàn) hoặc là sự cố suýt xảy ra trước đó. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để ngăn ngừa sự cố trước khi nó xảy ra. Nhận diện và báo cáo nguy cơ/sự cố suýt xảy ra có thể cải thiện đáng kể an toàn cho nhân viên và người bệnh, đồng thời nâng cao văn hóa an toàn của tổ chức. Báo cáo sự cố sẽ giúp tối đa hóa cơ hội học hỏi từ sự cố để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố gây ra
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống báo cáo sự cố, tổ chức nên khuyến khích nhân viên nhận diện và báo cáo các nguy cơ cũng như các sự cố suýt xảy ra. Điều này sẽ giúp quản lý nguy cơ theo hướng chủ động hơn, tạo cho nhân viên ý thức hơn đối với các vấn đề về an toàn của bệnh nhân và tổ chức. Tổ chức khuyến khích báo cáo nguy cơ/sự cố sẽ tạo ra một nền văn hóa mở, theo đó mọi người có thể chia sẻ và đóng góp một cách có trách nhiệm cho sự an toàn của chính họ và đồng nghiệp.
Một điều hiển nhiên là chi phí khắc phục sự cố, đặc biệt là những sự cố nghiêm trọng là những hóa đơn khổng lồ mà chúng ta không thể đo lường được và lớn hơn rất nhiều lần so với chi phí phòng ngừa sự cố. Nếu thực hiện báo cáo nguy cơ/sự cố suýt xảy ra sẽ giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra sự cố, nghĩa là chi phí cho việc khắc phục sự cố là rất ít.
Tổ chức phải ban hành chính sách về quản lý nguy cơ/an toàn, trong đó đề cập rõ mức chấp nhận rủi ro của tổ chức, mục tiêu về an toàn và văn hóa của tổ chức. Thể hiện sự khuyến khích (thậm chí là thưởng) đối với các nhân viên thực hiện báo cáo sự cố/sự cố suýt xảy ra và nguy cơ. Đồng thời sẽ không áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với nhân viên có liên quan. Một vấn đề khá quan trọng nữa là đảm bảo tất cả nhân viên đều phải được phổ biến và hiểu rõ các chính sách này.
Tất cả nhân viên phải được cung cấp các kiến thức về nguy cơ/sự cố và phải hiểu lợi ích khi thực hiện nhận diện và báo cáo nguy cơ/sự cố suýt xảy ra Y HỌC SINH SẢN 51 61 cũng như cách thực hiện. Có nhiều cách để bổ sung kiến thức cho nhân viên, như tổ chức các buổi hội thảo về vấn đề đảm bảo an toàn trong điều trị hoặc tổ chức các cuộc thi hoặc có các bài viết ngắn đăng trên những kênh giao tiếp nội bộ, các poster dán tại các vị trí làm việc.
Chúng ta có thể chọn một hoặc nhiều hình thức báo cáo: Báo cáo trực tiếp với người quản lý, báo cáo qua email, điện thoại hoặc báo cáo online. Tuy nhiên, việc báo cáo online sẽ giúp chúng ta dễ dàng ghi nhận, theo dõi và lưu trữ các dữ liệu về báo cáo sự cố. Có thể không cần nêu tên người báo cáo sự cố. Tất cả các tài liệu/hướng dẫn liên quan đến báo cáo nguy cơ/sự cố suýt xảy ra cần phải được viết xuống thành quy trình cụ thể. Nên quy định rõ thời gian báo cáo, cách báo cáo và bộ phận hỗ trợ nếu cần thiết. Việc này tạo thuận tiện cho nhân viên được tiếp cận quy trình chính thức và có sự thống nhất giữa các nhân viên trong tổ chức. Sau khi ban hành, cần phải phổ biến, giải thích cho nhân viên hiểu và cam kết thực hiện. Đồng thời phải bao gồm quy trình xử lý sau khi nguy cơ/sự cố suýt xảy ra được báo cáo.
– Xây dựng văn hóa cởi mở trong báo cáo nguy cơ/ sự cố, không đổ lỗi, trừng phạt đối với người có liên quan. Luôn luôn xem nguy cơ/sự cố là cơ hội để cải tiến tốt hơn.
– Báo cáo trong vòng 24 giờ sau khi nhận diện nguy cơ giúp cho việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời, để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra thành sự cố.
– Xem báo cáo các nguy cơ/sự cố suýt xảy ra cũng quan trọng không kém báo cáo các sự cố đã xảy ra.
– Sau khi được báo cáo, nên đánh giá lại các nguy cơ, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh