Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau răng ở hầu hết trẻ em cũng như người lớn. Vi khuẩn sống trong miệng phát triển nhờ đường và tinh bột và đường mà chúng ta ăn vào. Nhiều vi khuẩn cư trú ở các mảng bám trên bề mặt răng.
Axit do các vi khuẩn trong các mảng bám sản xuất ra có thể đi ăn mòn men răng, tạo ra các lỗ hổng trên răng. Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là cảm giác đau khi ăn đồ ngọt, đồ nóng hoặc đồ rắn.
Những nguyên nhân gây ra đau răng
- Sự tích tụ của thức ăn và các mảnh vụn ở các khe giữa các răng, đặc biệt giữa các răng có khoảng trống
- Nhiễm khuẩn ở chân răng và ở lợi
- Chấn thương răng, bao gồm các chấn thương cơ học và các sang chấn do nghiến răng
- Gãy răng đột ngột
- Sự nứt vỡ của răng theo thời gian
- Mọc răng
- Viêm xoang có thể gây cảm giác như đau răng
Những biện pháp tự chăm sóc răng
Cho đến khi bạn có thể đến gặp bác sĩ, hãy thử áp dụng các biện pháp tự chăm sóc răng dưới đây:
- Súc miệng bằng nước ấm
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy bỏ các mảnh thức ăn hoặc các mảng bám giữa các răng
- Các thuốc giảm đau không kê đơn, nhưng không nên đặt trực tiếp Aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác vào lợi của bạn bởi chúng có thể gây bỏng mô lợi.
- Hạn chế sử dụng các chất khử trùng không kê đơn có chứa chất gây tê Benzocaine kích thích trực tiếp đến răng và lợi để giảm đau
- Sử dụng dầu đinh hương (eugenol) thấm vào một miếng bông nhỏ rồi chấm trực tiếp lên răng đau và lợi để gây tê khu vực
- Nếu răng bị đau do chấn thương, có thể chườm lạnh bên ngoài má
Chú ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa chất gây tê Benzocaine
Benzocaine có thể dẫn đến Methemoglobin, gây giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, tình trạng này rất hiếm gặp nhưng đôi khi gây tử vong. Vì vậy, hãy sử dụng theo hướng dẫn dưới đây:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất khử trùng không kê đơn có chứa chất gây tê Benzocaine
- Không sử dụng Benzocaine ở trẻ dưới 2 tuổi mà không có sự giám sát của bác sĩ
- Không bao giờ sử dụng Benzocaine quá liều được khuyến cáo
- Bảo quản các sản phẩm có chứa Benzocaine xa tầm tay của trẻ em
Khi nào đến khám nha sĩ
Hãy đến nha sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện đau răng kèm theo các triệu chứng dưới đây:
- Đau dai dẳng kéo dài hơn một hoặc hai ngày
- Sốt
- Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng, như sưng, đau khi cắn, nhai, lợi đỏ hoặc chảy mủ hôi
- Khó thở hoặc khó nuốt
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp