Bạn nên biết về những triệu chứng này của sỏi thận

Các dấu hiệu và triệu chứng sớm

Sỏi thận có kích thước khác nhau. Sỏi nhỏ ít có khả năng bị mắc kẹt trong thận hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu. Mặc dù đại đa số mọi người sẽ không cảm thấy đau khi đi tiểu, nhưng một số người vẫn sẽ có cảm giác khi đi tiểu.

Sỏi lớn hơn có thể gây đau, chảy máu, viêm hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường có thể không phát triển cho đến khi sỏi bắt đầu di chuyển qua đường tiết niệu.

Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể cho thấy sỏi thận đang có trong đường tiết niệu.

 

Áp lực hoặc đau ở lưng dưới

Trong một số trường hợp, sỏi có thể bị mắc kẹt trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Tắc nghẽn ở đây làm cho nước tiểu bị tồn đọng trong thận, dẫn đến áp lực và cảm giác đau ở lưng dưới. Những triệu chứng này có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải, tùy thuộc vào thận bên nào bị ảnh hưởng.

Đau hoặc áp lực thường là dấu hiệu đầu tiên của sỏi thận. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể rất ít và tích tụ dần dần. Trong các trường hợp khác, chúng có thể xuất hiện đột ngột mà không hề có dấu hiệu cảnh bảo sớm.

Cơn đau này có thể nghiêm trọng và có thể dẫn đến buồn nôn hoặc nôn, hoặc cả hai. Mọi người thường bị đau nhói và việc nghỉ ngơi hoặc nằm xuống không làm giảm cơn đau này.

 

Các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong một số trường hợp, một người bị sỏi thận có thể có những triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn hoặc mắc tiểu
  • Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu
  • Nước tiểu đổi màu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Nước tiểu có máu
  • Sốt

Bất cứ khi nào bận gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ được làm xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu, sau đó, bạn sẽ được kiểm tra xem có bị sỏi thận hay không.

Cần lưu ý, khi sỏi thận đi cùng với nhiễm trùng, sức khỏe của bạn có thể bị nguy hiểm.

 

Các vấn đề về đường tiêu hóa

Khi một người bị sỏi thận, bạn có thể gặp phải các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa. Một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa có thể báo hiệu sỏi thận bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Cảm thấy khó chịu ở dạ dày kéo dài

 

Phân loại và nguyên nhân sỏi thận

Sỏi thận thường hình thành khi nước tiểu của một người chứa hàm lượng quá cao của một số chất nhất định.

  • Sỏi canxi: có hai loại sỏi canxi, canxi oxalat và canxi phosphate. Hai loại sỏi này chiếm khoảng 80% tổng số lượng sỏi thận.
  • Sỏi struvite: sỏi struvite chiếm khoảng 10% số lượng sỏi thận. Chúng thường là kết quả của nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính, điều khiến cho nước tiểu có tính kiềm nhiều hơn. Sỏi struvite thường có hình dạng giống như cành cây.
  • Sỏi axit uric: khoảng 5-10% sỏi thận là sỏi axit uric, phát triển do axit dư thừa trong nước tiểu.
  • Sỏi cystine: ít hơn 1% sỏi thận là loại sỏi này. Một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là “cystinuria” ngăn chặn tái hấp thu cystine từ nước tiểu. Những người gặp pahir tình trạng này có nguy cơ cao phát triển sỏi cystine.

 

Các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể có sỏi thận, mặc dù một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ của một người. Một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu là lượng nước tiểu thấp. Khi một người bị bất nước, sẽ không có đủ chất lỏng để pha loãng muối trong nước tiểu của họ, điều này làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm

  • Nam giới
  • Người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi thận
  • Chế độ ăn có chứa nhiều protein động vật
  • Sử dụng các chất bổ sung như vitamin C và canxi
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu và thuốc kháng axit

Các tình trạng sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận

  • Béo phì
  • Đái tháo đường type 2
  • Các vấn đề đường ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
  • Bệnh gout
  • Tuyến giáp phát triển bất thường
  • Bệnh thận nang
  • Bất thường bẩm sinh về thận

 

Các biến chứng có thể xảy ra

Hầu hết sỏi thận nhỏ đều không cần điều trị. Chúng có thể tự đi ra khỏi đường tiết niệu.

Tuy nhiên, sỏi thận không đi khỏi cơ thể được có thể gây nên các biến chứng nếu không được điều trị, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Tắc nghẽn hoặc hẹp niệu quản
  • Tích tụ nước tiểu gây áp lực cho thận
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh thận

 

Khi nào nên tới gặp bác sĩ

Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu, chẳng hạn như đau, sốt, và đi tiểu thường xuyên.

Ngoài ra, nếu đau bụng hoặc lưng nghiêm trọng đến mức cần sử dụng thuốc giảm đau, hoặc nếu buồn nôn hoặc nôn kéo dài cùng với đau, bạn cũng cần tìm đến bác sĩ để được trợ giúp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top