Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc vì có thiên thần đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ, mẹ bầu phải trải qua 9 tháng 10 ngày với nhiều biến động và khó khăn. Mẹ sẽ phải đối trải qua những cơn đau như chuột rút, giãn tĩnh mạch âm hộ, đau vùng chậu và phù nề…
Phù chân là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt cuối thai kỳ. Chân mẹ bị phù nề, to hơn bình thường rất nhiều, đôi khi chân có màu đỏ thẫm trông rất mất thẩm mỹ. Dân gian thường gay gọi đó là tình trạng xuống máu, báo hiệu sắp sinh.
Tình trạng phù chân biểu hiện rõ nhất từ phẩn cổ chân trở xuống, bàn chân bị sưng lên, tuy không đau đớn nhưng lại gây nhiều bất tiện và khiến mẹ bầu không thoải mái.
Tình trạng phù chân có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong thai kỳ, tùy cơ địa mỗi người. Có người bị sớm, có người bị muộn, có người phù chân nặng, có người lại không bị hoặc bị nhưng không khác biệt lắm.
Tuy nhiên, đa số mẹ bầu bị phù chân vào những tháng cuối của thai kỳ do thai nhi tăng nhanh về trọng lượng, tạo sức ép lên tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông và bị đẩy xuống chân, gây phù nề.
Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Chúng là những nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề chân. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính là:
Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên còn có nhiều nguyên nhân chủ quan khác như: đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót, thiếu Natri, Kali…
Tình trạng phù chân chỉ là một thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai. Nó không phải là bệnh lý nên không nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, phù chân sẽ tự biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy bồi bổ đủ chất để thai nhi có đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện và giữ tinh thần thoải mái nhất chờ đợi giây phút con yêu chào đời.
Tuy nhiên, phù chân cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm mà mẹ không nên coi thường nếu đi kèm những biểu hiện sau:
Những dấu hiệu này có thể cảnh báo tiền sản giật. Mẹ nên đi khám để xác định chính xác phù nề chân là do sinh lý hay bệnh lý để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bạn bị phù chân nhưng chỉ phù một bên còn bên kia bình thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu.
Phù chân có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Nếu vào tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ bị phù chân thì đây cũng có thể coi là dấu hiệu báo sắp sinh. Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ sắp sinh thì mẹ bầu cũng nên quan sát cơ thể có những biểu hiện này hay không.
Mẹ nên theo dõi kỹ những thay đổi của cơ thể và đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường.
Phù chân là tình trạng khó tránh khỏi ở phụ nữ mang thai. Nó không phải là bệnh lý nhưng lại khiến cuộc sống của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Vì thế, mẹ nên có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai cũng như ứng phó tốt với nó để không còn cảm thấy quá khó chịu.
Mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm bớt tình trạng phù nề chân:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh