Theo Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), không có thuốc nào được xem là an toàn hoàn toàn với thai phụ. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về sự an toàn của thuốc trong khi đang mang thai còn rất hạn chế vì không thể thử nghiệm trên phụ nữ mang thai.
Do đó FDA đã đưa ra nhóm nguy cơ với những thuốc dựa trên sự sử dụng trong khi mang thai:
Thuốc kháng histamine cũng như chlorpheniramine được xem là tác nhân điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, và cả 2 đều thuộc nhóm thuốc B.
Thuốc kháng histamine thế hệ mới như thuốc không kê theo đơn loratadine (Claritin, dạng chung) và cetirizine (Zyrtec, dạng chung) cũng thuộc nhóm B. Một loại thuốc kháng histamine kê theo đơn mới hơn cũng thuộc nhóm B là Xyzal (levocertirizine)
Pseudoephedrine là thuốc chống nghẹt mũi dùng đường uống để điều trị dị ứng khi mang thai, mặc dù nên tránh trong 3 tháng đầu, do gây dị tật ở trẻ. Loại thuốc này xếp vào nhóm C.
Cromolyn xịt mũi giúp điều trị viêm mũi dị ứng nếu được sử dụng trước khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và trước khi có triệu chứng. Thuốc này thuộc nhóm B và bán không theo đơn. Nếu thuốc này không có tác dụng, một dạng steroid đường mũi là budesonide (Rhinocort Aqua) thuộc nhóm B (tất cả những loại khác thuộc nhóm C), và do đó là sự lựa chọn trong thời kì mang thai.
Thuốc tiêm chữa dị ứng có thể tiếp tục sử dụng khi mang thai, nhưng nó không được khuyến cáo bắt đầu sử dụng điều trị này trong khi mang thai. Liều điển hình của thuốc tiêm chữa dị ứng không tăng, và nhiều bác sĩ dị ứng sẽ giảm liều xuống 50% trong thời ki mang thai. Một số bác sĩ cảm thấy nên dừng dùng thuốc chữa dị ứng trong khi mang thai, hậu quả là làm tăng nguy cơ quá mẫn và gây nguy hiểm đến thai nhi. Ngoài quá mẫn, chưa có dữ liệu nào cho thấy thuốc tiêm dị ứng có thể gây hại đến em bé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh