Ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, sự hình thành và phát triển hệ thần kinh trung ương và các giác quan đã bắt đầu. Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, ống thần kinh – nền tảng để phát triển não bộ và tủy sống – đã bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 13, khi thai nhi có kích thước tương đương quả đào, não bộ bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tạo mới khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Chu vi vòng đầu có thể tăng gấp 25 lần, và thể tích não tăng đến 60 lần so với ban đầu.
Sự biệt hóa của các tế bào thần kinh sẽ dần hình thành các hệ thống cảm giác bao gồm: xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác, giúp thai nhi bước đầu tiếp nhận thông tin từ môi trường và từ cơ thể người mẹ. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển chức năng thần kinh – giác quan và năng lực nhận thức trong tương lai.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của não bộ và các cơ quan cảm giác đòi hỏi thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và khoa học. Một số dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu trong giai đoạn này bao gồm:
2.1. Nhóm vi chất và khoáng chất:
2.2. Nhóm acid béo thiết yếu:
Ngoài dinh dưỡng, các hoạt động tương tác giữa mẹ và thai nhi còn có tác động tích cực đến kết nối thần kinh và phát triển chức năng giác quan. Một số hoạt động thai giáo có thể được áp dụng bao gồm:
Sự phát triển của trí não và các giác quan ở thai nhi bắt đầu rất sớm và diễn ra mạnh mẽ trong suốt 40 tuần thai kỳ. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các kỹ thuật kích thích giác quan phù hợp sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chức năng thần kinh và năng lực nhận thức của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Thai phụ nên được tư vấn bởi cán bộ y tế để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh