ĐẠI CƯƠNG
Chọc dò tuỷ sống là một kỹ thuật được thực hiện với mục đích lấy dịch não tủy xét nghiệm hoặc đo áp lực khoang dịch não tủy
CHỈ ĐỊNH
Chẩn đoán bệnh lý của thần kinh trung ương như viêm màng não, xuất huyết màng não
Đánh giá đáp ứng điều trị kháng sinh -Giảm áp lực trong não úng thuỷ -Đưa thuốc trong điều trị ung thư
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Suy hô hấp nặng chưa được hỗ trợ hô hấp
Tăng áp lực nội sọ -Đang choáng nặng
Rối loạn đông máu nặng
Bất thường bẩm sinh vùng cùng cụt
Nhiễm trùng da vùng chọc dò
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng viên
Phương tiện
Kim chọc dò tủy sống hoặc kim tiêm thường số 20 - 24G
1 bộ găng tay vô khuẩn
2 bộ găng sạch
Khăn trải có lỗ vô khuẩn
Bông, gạc vô khuẩn
Cồn 70º, hộp đựng cồn
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
Panh, kéo vô khuẩn
Khay quả đậu -Băng dính, khẩu trang
Ống đựng bệnh phẩm DNT: 2 ống thường và 1 ống vô trùng
Người bệnh
Giải thích lý do chọc dịch não tủy cho gia đình người bệnh
Kiểm tra lại các dấu hiệu sinh tồn của trẻ
Đặt trẻ nằm nghiêng đầu phẳng
Hồ sơ bệnh án
Ghi rõ chỉ định
Tình trạng người bệnh trước, trong và sau chọc dò
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Rửa tay
Người làm thủ thuật mang khẩu trang, rửa tay thường qui
Người phụ 1 và 2 mang găng sạch
Người phụ 2 giúp bác sĩ sát khuẩn tay nhanh và mang găng vô khuẩn
Bước 2: Chuẩn bị người bệnh
Người phụ 1 giữ trẻ ở tư thế cong người gập gối sát vào bụng sao cho các gai của các đốt sống thắt lưng giãn rộng, trẻ có thể đặt nằm nghiêng hoặc ngồi. (Lưu ý không gập cổ của trẻ tránh gây ngừng thở)
Người phụ 2 sát trùng da vùng cột sống thắt lưng và vùng da xung quanh kể cả sát trùng vùng trên mào chậu.
Bác sĩ trải khăn có lỗ lên vùng chọc dò
Bước 3: Xác định vị trí chọc dò
Ngón tay chỏ bàn tay trái tựa vào mào chậu
Ngón cái tay trái xác định vị trí chọc : Khoang đốt sống L2-3 hay L4-5
Tay phải cầm kim chọc dò vào vị trí đã xác định ngay dưới ngón cái tay trái theo hướng vuông góc với mặt da, đầu vát mũi kim hướng về phía mặt người bệnh
Bước 4: Chọc dò tủy sống
Đưa kim từ từ vào sâu khoảng 1-1,5 cm đến khi có cảm giác nhẹ tay, rút nòng ra nếu dùng kim có nòng. Trong lúc đâm kim ngón cái tay trái vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu giúp hướng dẫn đâm kim dễ dàng hơn
Lấy dịch não tủy vào 3 ống xét nghiệm theo thứ tự ống vô trùng trước (ống đựng dịch để làm xét nghiệm vi trùng), ống thử xét nghiệm tế bào, sinh hóa sau. Lượng dịch mỗi ống 0,5 – 1 ml
Nếu có cảm giác vướng khi đâm kim thì rút kim lùi ra một chút và đâm kim lại theo hướng dẫn như trên
Nếu chọc không ra dịch hoặc chạm mạch máu thì có thể chọc lên cao hơn một đốt sống nhưng không được cao quá đốt sống thắt lưng 3
Bước 5: Kết thúc chọc dò
Rút kim chọc dò, dùng gạc ép vào nơi chọc từ 3 -5 phút sau đó băng ép lại
Đặt trẻ nằm ngửa đầu phẳng ít nhất 6 giờ
Viết giấy xét nghiệm và gửi dịch não tủy tới trung tâm xét nghiệm
Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ
THEO DÕI
Theo dõi sát người bệnh trong 15 phút đầu sau chọc dò các dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi các tai biến sau chọc
TAI BIẾN – XỬ TRÍ
Tai biến |
Xử trí |
Chọc chạm tĩnh mạch nhưng có ra dịch não tủy |
Hứng vào 4 ống: Ống 1 và ống 4 dùng để đếm tế bào hồng cầu, nếu số lượng hồng cầu ở ống 4 ít hơn nhiều so với ống 1 thì có thể khẳng định là chạm tĩnh mạch Ống 2 làm XN vi trùng Ống 3 làm XN sinhhóa |
Chảy máu |
Giữ trẻ không để kích thích trong khi làm thủ thuật Băng ép chặt chỗ chọc dò |
Nhiễm khuẩn |
Đảm bảo qui trình vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật |
Suy hô hấp khi đang chọc dò |
Đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn trước khi làm thủ thuật Ngừng chọc dò và đặt trẻ nằm phẳng |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh