Có nên gây tê ngoài màng cứng hay không?

Nhiều phụ nữ quyết định sử dụng gây tê ngoài màng cứng để có một cuộc chuyển dạ không đau và thậm chí không quan tâm tới các hình thức giảm đau khác khi chuyển dạ. Đây không phải là sự lựa chọn khôn ngoan khi chuyển dạ vì có nhiều lý do khiến việc gây tê ngoài màng cứng có thể không phù hợp với bạn.

Dưới đây là một số lý do khiến bạn không nên gây tê ngoài màng cứng:

Bạn đang dùng một số loại thuốc nhất định.

Các loại thuốc bạn dùng có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn có thể có được gây tê hay không. Loại thuốc ảnh hưởng lớn nhất đến việc gây tê ngoài màng cứng là các thuốc chống đông.

 

Công thức máu của bạn bất thường

Nếu bạn có số lượng tiểu cầu thấp hoặc đôi khi các vấn đề khác về công thức máu có thể là nguy cơ khi gây tê ngoài màng cứng

 

Bác sĩ không thể tìm thấy đúng vị trí gây tê

Đôi khi, do sự phát triển bình thường của cột sống, cân nặng hoặc các vấn đề về cột sống, kể cả chứng vẹo cột sống, bác sĩ gây tê không thể tìm thấy vị trí để gây tê ngoài màng cứng. Trong những trường hợp này, bạn sẽ không thể được gây tê ngoài màng cứng.

 

Bạn đang chảy máu rất nhiều

Nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc bị sốc, bạn sẽ không thể gây tê ngoài màng cứng vì lý do an toàn. Nhiều phụ nữ có xu hướng bị hạ huyết áp khi gây tê ngoài màng cứng, điều này có thể gây nguy hiểm hơn khi huyết áp giảm do một số vấn đề.

 

Bạn bị nhiễm trùng ở lưng

Khu vực đã bị nhiễm trùng không nên được gây tê ngoài màng cứng bởi có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan đến tủy sống và các khu vực khác của cơ thể và có khả năng gây ra rất nhiều tổn thương.

 

Những hạn chế cho chuyển dạ

Một số bệnh viện sẽ đặt ra những hạn chế khi bạn có thể gây tê ngoài màng cứng. Có thể là bạn phải ở một thời điểm nào đó trong chuyển dạ, như cổ tử cung mở bốn (4) cm trước khi gây tê ngoài màng cứng. Các bệnh viện khác có thể quyết định không gây tê ngoài màng cứng sau một thời điểm nhất định, ví dụ khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10 cm).

 

Phải làm gì nếu bác sĩ nói không gây tê ngoài màng cứng?

Bạn có thể có thể biết trước rằng gây tê ngoài màng cứng không phù hợp với bạn khi chuyển dạ. Nếu điều này xảy ra bạn có thể chuẩn bị bằng cách cân nhắc các phương pháp giảm đau khác khi chuyển dạ. Một lớp học về sinh đẻ tập trung vào nhiều loại giảm đau khác nhau từ thuốc đến các hình thức giảm đau tự nhiên có thể là lựa chọn tốt để bạn đối phó với việc chuyển dạ, đặc biệt là khi bạn không được gây tê ngoài màng cứng.

Chuyển dạ luôn là việc khó khăn, cho dù bạn có được sử dụng các phương pháp giảm đau hay không. Cân nhắc đến việc thuê một nữ hộ sinh, ngay cả khi bạn muốn gây tê ngoài màng cứng. Một nữ hộ sinh chuyên nghiệp có thể giúp bạn và chồng lựa chọn các biện pháp giảm đau khác nhau bao gồm giảm đau tự nhiên như thư giãn, massage, vv.

Nữ hộ sinh cũng sẽ được đào tạo để cho bạn biết các lựa chọn khác của bạn là để giảm đau như kích thích thần kinh bằng dòng điện xuyên qua da (TENS), truyền tĩnh mạch, vv

Nếu bạn lo lắng về những vấn đề này, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về những lo ngại của bạn. Trong một số trường hợp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ gây mê. Họ có thể khám cột sống của bạn, lấy tiền sử bệnh tật, vv. Điều này có thể giúp trả lời các câu hỏi bạn về gây tê ngoài màng cứng và chuyển dạ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top