✴️ Đau dây chằng khi mang thai và cách khắc phục

Đau dây chằng là gì?

Dây chằng là một nhóm các mô xơ cứng có tác dụng hỗ trợ cơ bắp và các cơ quan nội tạng của bạn. Trong thai kỳ, dây chằng cũng sẽ mở rộng và phát triển để hỗ trợ tử cung khi tử cung trở nên lớn hơn.

Khi dây chằng căng, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và ê ẩm, đó chính là các cơn đau dây chằng. Hầu hết các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ đảm bảo với bạn rằng những cơn đau như vậy là bình thường.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơn đau dây chằng có thể tăng do tử cung của bạn đã phát triển lớn hơn nhiều và các dây chằng phải căng ra hơn nữa để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai …

Có 1 số cách bạn có thể áp dụng để làm giảm sự khó chịu của các cơn đau dây chằng.

Đau dây chằng khi mang thai

Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơn đau dây chằng có thể tăng do tử cung của bạn đã phát triển lớn hơn nhiều

Giảm cơn đau dây chằng khi mang thai

Một số biện pháp khắc phục cơn đau dây chằng khi mang thai:

  • Nghỉ ngơi – Đặc biệt là sau khi tập thể dục.

  • Thay đổi tư thế – Nếu bạn đang ngồi khi cơn đau đến thì hãy cố gắng đứng lên hoặc nằm xuống. Nếu bạn đang đứng, hãy thử uốn người hoặc vươn vai.

  • Đi bộ – Đi bộ sau khi trải qua một cơn đau dây chằng cũng có thể có tác dụng giúp bạn thoải mái hơn.

  • Nhiệt – Đắp một miếng đệm nóng vào vùng bụng dưới có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn đau. Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước nóng dưới vòi sen có thể có tác dụng tương tự. Nhưng bạn cần lưu ý không nên để quá nóng hay dùng cách này quá lâu.

  • Thuốc – Nếu cơn đau quá kinh khủng và làm bạn mất ngủ, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng Tylenol để giảm sự khó chịu.

  • Xoa bụng – Chúng ta thường có xu hướng chà xát bằng tay vào phần cơ thể cảm đang thấy khó chịu để đối phó với cơn đau. Với cơn đau dây chằng, chà xát nhẹ nhàng cũng có tác dụng.

đau dây chằng khi mang thai

Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế linh hoạt

Những dấu hiệu nguy hiểm

Cơn đau dây chằng khi mang thai sẽ giảm đi theo thời gian và đến bất ngờ. Nếu bạn đang trải qua một cơn đau mà càng lúc càng tồi tệ hơn thay vì chỉ là 1 sự khó chịu, điều này có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn.

Những chứng bệnh có triệu chứng đầu tiên tương tự như một cơn đau dây chằng có thể là:

  • Viêm ruột thừa – Những cơn đau của viêm ruột thừa sẽ bắt nguồn từ vùng bụng dưới bên phải của bạn và thường kéo theo sốt, buồn nôn và ói mửa. Nếu bạn nghi ngờ bạn có viêm ruột thừa đi khám ngay lập tức.

  • Sỏi thận – Nếu thấy có máu trong nước tiểu sau khi bạn trải qua cơn đau bụng, có thể bạn bị sỏi thận. Hãy đi khám bác sỹ ngay nhé.

  • U nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung cũng có thể làm bạn gặp phải những cơn đau bụng sắc nét, nhưng hai bệnh này thường gặp trong tam cá nguyệt đầu tiên thay vì từ tam cá nguyệt thứ hai nhu đau dây chằng.

Có thể bạn sẽ là một thai phụ may mắn khi không phải trải qua hoặc chỉ trải qua 1 số ít lần các cơn đau dây chằng. Không phải tất cả thai phụ đều phải trải qua các cơn đau này.

Và các cơn đau dây chằng khi mang thai cũng ít xuất hiện hơn ở các phụ nữ mang thai lần đầu so với các phụ nữ mang thai lần thứ hai, thứ ba và tiếp theo.

Sau khi sanh, tử cung của bạn sẽ co lên, bụng của bạn sẽ nhỏ lại và các dây chằng cũng sẽ trở lại hình dạng và kích thước trước khi mang thai. Việc này cũng có thể gây ra một số đau đớn nhưng nó cũng đáng mong chờ và không quá khó chịu như khi dây chằng căng ra để nâng đỡ em bé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top