Nguyên nhân gây đau dạ dày ở phụ nữ có thai
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung của thai phụ sẽ thay đổi, vị trí của tử cung sẽ cao hơn gây chèn ép dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.
Trong 3 tháng đầu tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày của mẹ bị ảnh hưởng.
Stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai.
Tình trạng thai nghén cũng gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
Điều trị bệnh dạ dày ở phụ nữ mang thai
Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho người có thai
Người có thai tốt nhất là không nên dùng thuốc khi không thực sự cần thiết. Trong những trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc kể cả với các thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn cũng cần có chỉ định, theo dõi rõ ràng của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý dùng. Bởi tính an toàn này là tương đối và chỉ có được khi dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Thai sản trọn gói
Không nên dùng thuốc liều cao, không được sử dụng thuốc giảm đau.
Không dùng thuốc chống nôn domperidon. Mặc dù thuốc này không gây dị dạng thai nhưng khả năng cao sẽ gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh hơn, ảnh hưởng đến tính mạng thai phụ.
Chính vì lý do an toàn thận trọng, thai phụ không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Thuốc thuộc nhóm chống acid không gây tăng tiết acid trở lại có khả năng tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Các tính chất này sẽ làm giảm cơn đau dạ dày, không gây dị tật thai nhi. Do vậy, nếu trong trường hợp thật sự cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ.
Phụ nữ có thai không nên tự ý sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Tốt nhất, phụ nữ mang thai nên sử dụng một số loại thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị dạ dày cho phụ nữ mang thai
Ở người mới có thai bị đau dạ dày, tần suất đau nhiều hơn do nôn mửa (dạ dày phải co bóp mạnh, ngược chiều để đẩy thức ăn ra).
Khi hết nghén, nhu động cơ dạ dày và ruột do thai nghén giảm, đồng thời vị trí dạ dày bị thay đổi do tử cung to lên chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, làm nặng thêm thương tổn trong niêm mạc dạ dày.
Nếu cơn đau dạ dày nhiều, nặng thì cần được điều trị bằng các thuốc thích hợp do các thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa lựa chọn. Ngày nay, người ta đã biết rõ tác nhân gây đau dạ dày là một loại vi khuẩn (helicobacter pylori) gây ra.
Vì thế trong điều trị nhất thiết cần có kháng sinh diệt khuẩn, thuộc nhóm Tetracylin, có khi còn phối hợp với cả nhóm Metronidazol. Đây là những thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho người có thai.
Ngoài ra, một số thuốc khác để chữa bệnh dạ dày cũng được khuyên không nên dùng hoặc nếu dùng phải thận trọng với người mang thai, như thuốc chứa Lansopazol, Cimetidin, Famotidin hoặc Bismuth salicylat…
Người có thai khi muốn dùng thuốc để chữa chứng đau dạ dày, thì nhất thiết phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh nhân cần thông báo tình trạng thai nghén để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
Ngoài ra, để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định soi hoặc chụp X quang dạ dày. Những việc này chỉ nên tiến hành khi thật sự cần thiết, còn nếu có thể trì hoãn được đến sau sinh thì nên chờ đợi.
Phòng ngừa viêm loét dạ dày khi mang thai
Phụ nữ mang thai cần tránh một số thực phẩm nhất định. Nếu bạn bị loét dạ dày trong thời gian mang thai, hãy tránh các món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine, bạc hà.
Tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDs.
Tuyệt đối tránh uống rượu, đồ uống có cồn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Đặc biệt, trong trường hợp bạn bị viêm loét dạ dày thì việc bỏ uống rượu là một điều cực kỳ cần thiết, vì trong rượu có cồn khiến hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.
Khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển. Nếu trong gia đình bạn có người sử dụng thuốc là, nên khuyên người thân bỏ thuốc lá ngay nếu để ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng cũng như bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và gia đình bạn.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng bài viết trên đây phần nào cung cấp những thông tin cần tin cần thiết về vấn đề bạn đọc đang quan tâm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh