Khi mang thai, thai phụ đôi khi cảm thấy đỏ bừng hoặc bốc hỏa do sự thay đổi nội tiết tố và cơ thể bạn tỏa nhiệt khi thai nhi lớn lên.
Chưa chắc hiện tượng thân nhiệt ấm hơn người khác đã là báo hiệu của bệnh cảm cúm hay ốm sốt. Bà bầu nên thực hiện các bước sau nếu thấy cơ thể nóng hơn bình thường:
Các nguyên nhân gây sốt ở bà bầu thường gặp là: Viêm đường tiết niệu, bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus thông thường, ngộ độc thực phẩm…
Khi mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ phải làm việc vất vả hơn để bảo vệ cả mẹ và bé, nên dễ bị mầm bệnh tấn công.
Sởi, cảm cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết là những bệnh lý có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và bé.
Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên chủ quan khi bị sốt khi mang thai. Bác sĩ sẽ giúp thai phụ xác định nguyên nhân gây sốt chính xác và đưa ra phác đồ xử lý phù hợp.
Tùy theo sức khỏe của chị em, bác sĩ có thể kê đơn acetaminophen (hay paracetamol) nhằm hạ sốt.
Đây là lựa chọn đầu tay trong các thuốc hạ sốt, được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai và cả trẻ nhỏ, có thể giúp giảm thân nhiệt mà không ảnh hưởng xấu tới nội tạng.
Acetaminophen an toàn trong cả 3 tháng đầu thai kỳ lẫn giai đoạn gần sinh. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen (khi bạn đang mang thai trừ khi chúng được bác sĩ khuyến cáo cụ thể.
Khi bị sốt, bà bầu nên uống nhiều nước để hỗ trợ cơ chế tự làm mát của cơ thể từ bên trong. Ngoài ra, chị em cũng nên mặc trang phục mỏng nhẹ, thoáng và rộng như vải cotton. Nhờ đó, cơ thể có thể toát mồ hôi và hạ nhiệt dễ dàng hơn.
Một biện pháp an toàn khác cho bà bầu khi bị sốt là tắm nước ấm để giảm thân nhiệt chậm rãi.
Ngoài ra, vài phút ngâm mình trong làn nước ấm cũng giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, thư giãn nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng cách giảm thân nhiệt này.
Về dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đồ tái sống, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng để tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây sốt và ngộ độc thực phẩm như listeria.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh