Phạm Thu Hương (27 tuổi) là trưởng phòng tín dụng của một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội. Vốn cá tính và rất năng động, cô thường lựa chọn những đối tác “khó nhằn”, những hợp đồng ai cũng “né” để thử thách chính mình. Đó cũng là lý do vì sao còn trẻ tuổi nhưng Thu Hương đã sở hữu vị trí khiến nhiều người mơ ước.
Vậy nhưng, guồng quay công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. “Từ mấy tháng nay, tôi luôn trong tình trạng quá tải. Đỉnh điểm trong giai đoạn này, một lúc tôi phải “chạy” định mức doanh số toàn quý III mà ban giám đốc đã giao, áp lực dư nợ, lương kinh doanh của hơn 10 nhân viên trong phòng, cộng với phần việc quản lý sau vay tránh nợ xấu… khiến nhiều lúc bản thân tôi thấy hụt hơi, năng lượng “trống rỗng”, dễ cáu gắt vô cớ” – Hương tâm sự. Đến cả giấc ngủ, Hương cũng trong trạng thái lo lắng, nghĩ ngợi về công việc khiến đầu óc và cơ thể càng mệt mỏi, hiệu suất công việc giảm đi…Vòng luẩn quẩn dường như không dứt…
Cũng rơi vào tình trạng như Thu Hương, Mạnh Hùng (31 tuổi), phó giám đốc kinh doanh của một công ty nước ngoài có tiếng tại TP HCM chia sẻ: “Hai tháng vừa rồi quá bận rộn, tôi không hề có ngày thứ 7 hay chủ nhật trọn vẹn cùng gia đình, bạn bè. Áp lực doanh số khiến lời hứa đưa vợ con đi du lịch nước ngoài mùa hè này cũng không thể thực hiện nổi, còn deadline cứ ám ảnh cả giấc ngủ ngắn”. “Mình thực sự muốn nỗ lực làm việc để chứng tỏ bản thân và thăng tiến, mình biết là mình có năng lực, nhưng sức bền và năng lượng dường như cạn kiệt…” – anh Hùng không giấu nổi sự lo lắng, mệt mỏi.
Theo các chuyên gia tình trạng của chị Thu Hương hay anh Mạnh Hùng không phải là hiếm trong cuộc sống hiện đại, với áp lực công việc và tự khẳng định rất lớn.
Mệt mỏi tinh thần và thể chất quan hệ mật thiết với nhau như một vòng luẩn quẩn, khiến con người bế tắc không thoát ra được. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt năng lượng trí não khi làm việc cường độ lớn, trong khi lại không được nghỉ ngơi, cân bằng để tái tạo nguồn năng lượng chất lượng.
Theo bác sĩ, “Một người trong giai đoạn làm việc căng thẳng não tiêu thụ gấp 3-4 lần năng lượng bình thường”
“Các sản phẩm chứa caffeine như nước tăng lực hay cà phê sẽ giúp não tỉnh táo tức thời nhưng tốt nhất nên tránh vì có thể khiến tim đập nhanh và mệt mỏi hơn nữa vào ngày hôm sau”.
Để tăng nguồn năng lượng cho não và cơ thể, nên bổ sung các thực phẩm giàu L-Carnitine (hay còn gọi là Vitamin BT). L-Carnitine là thành tố rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế bào não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch.
Nói nôm na, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt.
L-Carnitine có sẵn trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, sữa… Tuy nhiên, giai đoạn não và cơ thể cần rất nhiều năng lượng để thức khuya hay làm việc tăng cường thì thực phẩm hàng ngày khó có thể đáp ứng lượng L-carnitine cần thiết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh