Là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và vẫn phát triển bên trong buồng tử cung của người mẹ nhưng có các dấu hiệu đau bụng, ra máu. Nếu không để ý và có biện pháp xử trí kịp thời có thể dẫn đến sảy thai.
Hậu quả của dọa sảy thai chính là sảy thai với tỉ lệ 40% các trường hợp, trong đó, phụ nữ lớn tuổi là đối tượng dễ sảy thai hơn cả. Dọa sảy thai xảy ra khi thai nhi được dưới 20 tuần tuổi.
Biến chứng lớn nhất của dọa sảy thai là gây sảy thai. Thai nhi sẽ không còn sống để có thể chào đời trong tình yêu thương của ba mẹ. Ngoài ra, biến chứng khác của dọa sảy thai gồm:
Trong những tuần đầu mang bầu, nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu cần đi khám ngay vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dọa sảy thai.
Là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ dọa sảy và cũng là dấu hiệu mẹ dễ cảm nhận nhát. Thai phụ sẽ thấy đau râm râm, đau từng cơn ở phần bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi ở vùng thắt lưng. Nếu các cơn đau không giảm, đau liên tục thì mẹ không được chần chừ mà phải đi khám ngay.
Một biểu hiện của dọa sảy là ra máu hoặc dịch có màu hồng. Màu sắc của máu có thể biến đổi từ đỏ sang hồng nhạt đến nâu thẫm tùy thuộc vào từng trạng thái nặng hay nhẹ.
Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện lượng máu đỏ thẫm từ 7 – 10 ngày sau rụng trứng hoặc máu có màu sắc khác lạ so với những chu kỳ kinh nguyệt trước thì nên đi khám. Ngoài ra, nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hay bị ra máu hay dịch hầu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang bị dọa sảy thai. Việc của mẹ cần làm là đi khám ở cơ sở y tế uy tín.
Cũng có nhiều trường hợp dọa sảy thai nhưng lại không ra máu mà chỉ phát hiện qua siêu âm. Nguyên nhân là do bong rau kín và chưa thoát ra ngoài nên không xuất hiện máu. Vì vậy, khám thai định kỳ là việc làm cần thiết, đừng để đến khi thấy xuất hiện biểu hiện bất thường mới đi khám.
Trong 3 tháng đầu nếu mẹ bầu sốt cao trên 38 độ thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dọa sảy thai. Nếu mẹ bị sốt cao kèm theo đau khớp, phát ban thì rất có thể mẹ bị nhiễm trùng Cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những nhiễm trùng này có thể gây câm điếc bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy nếu thấy sốt cao mẹ cần đi kiểm tra ngay.
Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu là biểu hiện bạn đang gặp vấn đề về bàng quang và đường tiết niệu. Mẹ bầu cần đi khám để điều trị kịp thời vì viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ dẫn đến dọa sảy ở những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dọa sảy thai, trong đó có một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Không phải bất cứ thai phụ nào bị dọa sảy cũng dẫn đến sảy thai. Nếu mẹ được chăm sóc cẩn thận thì thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.
Nếu có các dấu hiệu dọa sảy, mẹ hãy thực hiện một số lời khuyên sau:
Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi biết mình mang bầu, đặc biệt những thai phụ đang có dấu hiệu dọa sảy. Khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn, các cơ quan sinh sản sẽ khỏe mạnh và không bị kích thích, từ đó hỗ trợ bảo vệ thai nhi khỏe mạnh và nằm ngoan ngoãn trong tử cung của mẹ.
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến thai kỳ nên mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Hãy làm những việc mình yêu thích để cảm thấy phấn khởi và vui vẻ.
Một hoạt động mạnh hay tác động trực tiếp đến bụng có thể gây hại cho thai nhi nên mẹ hãy tránh lao động mạnh trong thời gian này. Lao động quá sức, chơi các môn thể thao mạnh là những điều cần tránh.
Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục nhẹ nhàng khi mang bầu không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu được cảnh báo các dấu hiệu dọa sảy thì tốt nhất mẹ nên kiêng quan hệ tình dục. Hãy đợi đến khi thai nhi khỏe mạnh, các dấu hiệu dọa sảy không còn nữa thì mẹ có thể quan hệ vợ chồng bình thường được.
Khi mang thai, nhất là đối với bà bầu có nguy cơ dọa sảy, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Hãy cố gắng ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp vitamin. Nếu mẹ ốm nghén nặng quá thì có thể bổ sung bằng các viên uống bổ sung vitamin. Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và đồ uống có cồn vì chúng không hề tốt mà còn làm tăng tình trạng dọa sảy.
Xoa bụng, vê núm vú có thể kích thích tử cung co bóp và đẩy thai nhi ra ngoài. Với mẹ bầu đang có dấu hiệu dọa sảy, tử cung, cổ tử cung nhạy cảm hơn nên mẹ cần tránh những hành động có tính kích thích như thế này
Một lưu ý mẹ bầu không thể không chú ý đó là khám thai định kỳ, đặc biệt với những mẹ đang có dấu hiệu dọa sảy. Khám thai định kỳ giúp phát hiện những bất thường sớm và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời. Qua mỗi lần khám thai mẹ cũng được các bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để bảo vệ thai nhi an toàn và phát triển bình thường bên trong bụng mẹ.
Dọa sảy thai có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào mà không hề báo trước. Vì vậy, hãy áp dụng những biện pháp ngăn ngừa dọa sảy dưới đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi có thể an toàn phát triển cho đến khi được sinh ra.
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp trên đây. Hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống để đảm bảo có đủ dinh dưỡng và sức khỏe đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai.
Xem thêm: Hình ảnh siêu âm phù thai
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh