✴️ Mãn kinh hay là mang thai?

Nội dung

Làm thế nào để biết đang đến tuổi mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ khi không còn có kinh nguyệt nữa. Trong giai đoạn này, cơ thể không còn sản xuất quá nhiều hormone estrogenprogesterone.

Một phụ nữ được xác định trong thời kỳ mãn kinh khi không còn bất kì một dấu hiệu nào của hành kinh trong 12 tháng liên tiếp.

Trước khi mãn kinh, phụ nữ thường trải qua giai đoạn chuyển tiếp gọi là tiền mãn kinh. Trong thời gian này, một người phụ nữ có thể nhận thấy rằng chu kì kinh nguyệt không còn đều đặn, thời gian hành kinh và lượng máu mất trong mỗi chu kì hành kinh.

Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ, hầu hết phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi từ 45-50 tuổi và có thể trải qua thời kỳ tiền mãn kinh trong khoảng từ 2 đến 8 năm.

Triệu chứng mãn kinh

Ngoài những thay đổi về chu kì kinh nguyệt, phụ nữ có thể có các dấu hiệu mãn kinh khác bao gồm:

  • Cảm giác nóng đột ngột gây khó chịu và đổ mồ hôi;
  • Khó ngủ ngon;
  • Tâm trạng lâng lâng;
  • Tăng tần suất đi tiểu và dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Khô âm đạo có thể làm cho tình dục không thoải mái;
  • Giảm hứng thú trong tình dục.

Triệu chứng mang thai

Nhiều triệu chứng mãn kinh tương tự như khi mang thai. Khi phụ nữ mang thai sẽ không có kinh nhưng có thể gặp một số vệt máu có thể xuất hiện trong một khoảng thời gian. Nhiều thai phụ cũng có sự thay đổi tâm trạng và khó ngủ.

Các triệu chứng khác liên quan đến mang thai bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt là vào buổi sáng;
  • Tiêu, tiểu thường xuyên;
  • Vú mềm, sưng.

Bởi vì nhiều trong số các triệu chứng này tương tự như thời kỳ mãn kinh, vì vậy nhiều người có thể nhầm rằng mình đang mang thai trong khi thực tế là mãn kinh và ngược lại.

Làm thế nào để chẩn đoán được chính xác là mang thai hay mãn kinh?

Nhiều cách có thể phân biệt là đang mang thai hay trải qua thời kỳ mãn kinh.

Chẩn đoán mang thai

  • Nếu nghi ngờ mình có thể mang thai, có thể chọn mua que thử thai tại nhà.
  • Tiến hành thực hiện các xét nghiệm đo lường mức độ hormone gonadotropin của phụ nữ mang thai (hCG) trong nước tiểu. hCG thường xuất hiện với nồng độ đáng kể khi phụ nữ mang thai.
  • Tuy nhiên, các xét nghiệm mang thai tại nhà thường không chính xác tuyệt đối. Để chính xác hơn, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm máu để đo mức độ tăng của các hormone liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như hCG và progesterone.
  • Phương pháp chắc chắn nhất để kiểm tra nếu phụ nữ mang thai là kết hợp cả xét nghiệm máu lẫn siêu âm và kiểm tra sự hiện diện của thai nhi.

      Các dấu hiệu của mang thai

Chẩn đoán mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh đôi khi có thể khó khăn cho chẩn đoán. Bác sĩ có thể kiểm tra mức độ của hormone như estrogenprogesterone thường giảm khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, những hormone này thay đổi tự nhiên trong suốt mỗi tháng, do đó kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ hormone thấp hoặc cao không phải lúc nào cũng có thể dựa vào để kết luận phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh.

Để chắc chắn rằng phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, có thể sẽ thu thập thêm các thông tin vê các triệu chứng xuất hiện bao gồm cả những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt.

Các chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh

Nếu đang trong thời kỳ mãn kinh, một số biện pháp có thể thực hiện để giữ gìn và duy trì sức khỏe bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn nhiều trái cây, rau, thịt nạc và sữa ít béo đồng thời bổ sung nhiều canxi và vitamin D, vì những chất này có thể hỗ trợ xương chắc khỏe. Estrogen giảm trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra tình trạng loãng xương.
  • Dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT): Có thể cân nhắc lựa chọn dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT) trong hoặc sau khi mãn kinh. HRT có thể làm giảm một số triệu chứng liên quan đến mãn kinh nhưng có thể có tác dụng phụ bất lợi. Trong số các nguy cơ cần lưu ý, HRT có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú của phụ nữ. Vì vậy, cần xem xét ưu và nhược điểm và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp này.

Các chuẩn bị để mang thai

“Tuổi mẹ cao” là thuật ngữ được áp dụng đối với phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên. Một nghiên cứu toàn cầu được công bố trên BJOG: Tạp chí Quốc tế về Sản phụ khoa, cho thấy khoảng 12,3% phụ nữ mang thai phù thuộc nhóm “tuổi mẹ cao”.

Cho dù thuộc nhóm tuổi nào đi nữa, một số phương pháp có thể thực hiện để chuẩn bị cho quá trình mang thai khỏe mạnh bao gồm:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Phụ nữ mang thai nên tránh những thói quen bao gồm hút thuốc, sử dụng chất kích thích và uống quá nhiều rượu có thể gây ra những bất thường khi sinh hoặc các vấn đề khác về thai nhi.
  • Xem xét việc sử dụng các loại thuốc: Cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đang dùng nào để đảm bảo chúng an toàn trong thai kỳ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, tránh sushi và các loại thịt sống khác, thịt nguội, cá có hàm lượng thủy ngân cao, động vật có vỏ sống, trứng sống và sữa chưa tiệt trùng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho em bé.
  • Thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng và lo lắng: Có thể thực hiện các hoạt động như thiền, tập thể dục nhẹ, viết nhật ký, nghe nhạc hoặc đọc sách.
  • Ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi rất quan trọng để giúp bà bầu hồi phục năng lượng sau một ngày dài hoạt động.
  • Uống nhiều nước: Lượng máu của phụ nữ tăng đáng kể khi mang thai, vì vậy cần nhiều nước để giữ cho thai phụ và thai nhi đủ nước. Theo nguyên tắc chung, nếu nước tiểu của phụ nữ có màu vàng nhạt tức là cơ thể đã được cung cấp đủ nước.

Nên gặp bác sĩ sản khoa để có những lời khuyên phù hợp. Việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh có thể giúp bác sĩ xác định và dự đoán các biến chứng tiềm ẩn trước khi sinh.

     

Tổng kết

Bởi vì phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh có nhiều triệu chứng tương tự, đôi khi có thể khó xác định được chính xác là tình trạng nào.

Vì vậy, nếu không chắc chắn, nên gặp bác sĩ để được tư vấn hoặc có thêm các xét nghiệm kiểm tra nếu cần thiết.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top