✴️ Mụn rộp sinh dục ở nữ giới: nhận biết – điều trị – phòng ngừa

1. Mụn rộp sinh dục là gì?

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra mụn nước và vết loét quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, môi, miệng

Có 2 chủng virus:

  • HSV-1: Chủ yếu gây tổn thương quanh miệng, mũi, môi.

  • HSV-2: Gây bệnh vùng sinh dục, nhưng HSV-1 cũng có thể gây nhiễm nếu quan hệ bằng miệng.

Một số người nhiễm HSV không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây truyền cho người khác. Đây là bệnh khó chữa triệt để, nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc kháng virus, làm giảm mức độ nặng và tần suất tái phát.

 

 

Thế nào là mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục được gây ra bởi virus herpes và lây nhiễm qua đường tình dục. Ảnh internet

2. Dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở nữ giới

Triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Mụn nước hoặc vết loét ở vùng sinh dục (môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn), miệng, ngực, tay...

  • Ngứa, đau rát, bỏng vùng kín, đặc biệt khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.

  • Khí hư bất thường, có mùi hôi.

  • Sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, chán ăn.

  • Sốt nhẹ, đau vùng chậu hoặc đau cơ.

 Lưu ý: Triệu chứng có thể mờ nhạt hoặc dễ nhầm với viêm nhiễm thông thường. Phụ nữ mang thai mắc mụn rộp sinh dục có nguy cơ lây sang thai nhi khi sinh thường.

 

 

Hình ảnh mụn rộp sinh dục ở phụ nữ

Hình ảnh mụn rộp sinh dục xuất hiện trên khóe miệng

3. Nguyên nhân gây bệnh

Mụn rộp sinh dục chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra còn có thể do:

  • Quan hệ bằng miệng với người nhiễm HSV.

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn, đồ lót…).

  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, máu, mủ chứa virus.

  • Sức đề kháng yếu, môi trường sống ô nhiễm.

4. Phương pháp điều trị hiện nay

4.1 Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

  • Thuốc uống hoặc bôi kháng virus (acyclovir, valacyclovir…).

  • Giúp rút ngắn thời gian triệu chứng, giảm mức độ tái phát.

  • Cần tuân thủ nghiêm chỉ định bác sĩ – không tự ý mua và sử dụng thuốc.

4.2 Điều trị ngoại khoa

Áp dụng trong trường hợp tái phát nhiều hoặc tổn thương lan rộng:

  • Laser, đốt điện, áp lạnh: Hủy tổn thương tại chỗ, ít đau, hồi phục nhanh.

  • Tiểu phẫu gây tê tại chỗ: Dành cho tổn thương nhỏ, vùng bằng phẳng.

  • Điện dung sóng ngắn (kỹ thuật hiện đại):

    • Xác định chính xác vị trí virus.

    • Tăng hiệu quả điều trị và ngăn tái phát.

    • Kết hợp nâng cao miễn dịch và thẩm thấu thuốc.

5. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

  • Chung thủy 1 bạn tình.

  • Không dùng chung đồ cá nhân.

  • Rửa tay sạch khi tiếp xúc với dịch nghi ngờ nhiễm bệnh.

  • Khám phụ khoa định kỳ, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Kết luận

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ. Việc hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tầm soát kỹ càng để tránh lây truyền sang thai nhi.

 

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top