✴️ Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo là một bệnh gây kích ứng, tiết dịch và ngứa ở âm đạo, âm hộ. Có đến 75% số phụ nữ nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm nấm âm đạo không được coi là bệnh lây qua đường tình dục. Nhưng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo bắt đầu có hoạt động tình dục. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhiễm nấm có thể liên quan quan hệ tình dục bằng miệng.

Một số loại thuốc có thể điều trị hiệu quả nhiễm nấm âm đạo. Nếu bị nhiễm nấm tái phát từ 4 lần trở lên trong vòng một năm cần có liệu pháp điều trị phức tạp và lâu dài hơn.

Triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo có thể từ nhẹ đến trung bình, và bao gồm:

  • Ngứa và kích thích ở âm đạo và âm hộ

  • Cảm giác nóng rát, đặc biệt là khi giao hợp hoặc khi đi tiểu

  • Sưng đỏ âm hộ có kèm đau rát âm đạo

  • Phát ban ở âm đạo

  • Dịch âm đạo dày, trắng, không mùi, quánh sệt.

  • Tiết nhiều dịch âm đạo

Nhiễm nấm mức độ nặng thường có các triệu chứng:

  • Đỏ, sưng và ngứa dẫn đến chảy dịch, nứt hoặc lở loét.

  • Nhiễm nấm từ 4 lần trở lên trong năm.

  • Nhiễm một loại nấm ít điển hình.

  • Có thai

  • Đái tháo đường tiến triển.

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do sử dụng thuốc hoặc HIV.

​     triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Khi nào đi khám bác sĩ

Nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nếu:

  • Là lần đầu tiên có triệu chứng nhiễm nấm.

  • Không chắc mình có bị nhiễm nấm không.

  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc đặt thuốc chống nấm không kê đơn

  • Xuất hiện các triệu chứng khác.

Nguyên nhân nào gây nhiễm nấm âm đạo

Nấm Candida albicans là thủ phạm của hầu hết các trường hợp nhiễm nấm âm đạo. Âm đạo tự nhiên chứa một hỗn hợp cân bằng của nấm bao gồm cả nấm Candida và vi khuẩn. Một số vi khuẩn (lactobacillus) có vai trò ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm men. Nhưng khi sự cân bằng đó có thể bị phá vỡ dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm candida hoặc sự xâm nhập của nấm vào các lớp tế bào âm đạo sâu hơn gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm. Sự phát triển quá mức của nấm men có thể do:

  • Sử dụng kháng sinh, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật ở âm đạo tự nhiên

  • Thai kỳ

  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát

  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu

  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone làm tăng nồng độ estrogen.

Candida albicans là loại nấm phổ biến nhất gây nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm nấm gây ra bởi các loại nấm candida khác có thể khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp chuyên sâu hơn.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm nấm bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: Nhiễm nấm thường phổ biến ở những phụ nữ dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh phổ rộng tiêu diệt một loạt vi khuẩn đồng thời cũng tiêu diệt luôn cả các lợi khuẩn có trong âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men.

  • Tăng nồng độ estrogen. Nhiễm nấm phổ biến hơn ở những phụ nữ có nồng độ estrogen cao hơn như phụ nữ mang thai, phụ nữ dùng thuốc tránh thai estrogen liều cao hoặc liệu pháp hormone estrogen.

  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát: Phụ nữ có lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Phụ nữ có khả năng miễn dịch thấp như đang sử dụng liệu pháp corticosteroid hoặc nhiễm HIV có nhiều khả năng bị nhiễm nấm hơn.

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cần:

  • Sử dụng đồ lót có đáy quần bằng cotton và không quá chật.

  • Tránh thụt rửa âm đạo, các chất gây kích ứng âm đạo.

  • Chọn các sản phẩm dành cho nữ an toàn bao gồm tắm xà phòng, băng vệ sinh và tampon.

  • Tránh tắm bằng nước quá nóng.

  • Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết.

  • Tránh mặc quần áo ướt, kém thông khí trong thời gian dài.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nhiễm nấm bác sĩ có thể cần:

  • Thông tin về các triệu chứng, các nhiễm trùng âm đạo trước đây hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

  • Tiến hành thực hiện khám phụ khoa.

  • Kiểm tra dịch tiết âm đạo.

Điều trị

Điều trị nhiễm nấm âm đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất mắc phải. Đối với các triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên có thể áp dụng các điều trị:

  • Điều trị ngắn hạn: Uống thuốc chống nấm trong 3-7 ngày. Thuốc chống nấm dưới dạng kem, thuốc mỡ, thuốc viên và thuốc đặt.

  • Thuốc uống đơn liều: Thuốc uống không được khuyến nghị đối với phụ nữ đang mang thai.

Tái khám nếu điều trị không đáp ứng hoặc nếu các triệu chứng của tái phát trong vòng 2 tháng.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bị nhiễm nấm thường xuyên, bác sĩ có thể áp dụng các liệu pháp như:

  • Điều trị lâu dài: Kê toa các loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa 2 tuần, sau đó mỗi tuần 1 lần trong 6 tháng.

  • Thuốc uống liều cao: Kê toa 2 hoặc 3 liều thuốc chống nấm. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.

  • Liệu pháp kháng Azole: Thuốc dạng viên nang đặt vào âm đạo. Loại thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm Candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.

Xem thêm: Ra huyết âm đạo do ngưng thuốc ngừa thai là gì?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top