✴️ Những điều cần biết về ba tháng đầu của thai kỳ

Giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng để xác định giai đoạn mang thai.

Vào thời điểm một người bị trễ kinh, thai phụ đã mang thai được khoảng 4 tuần, mặc dù việc thụ thai chỉ xảy ra trước đó một hoặc hai tuần. Do đó, một người thường chỉ biết rằng họ đang mang thai trong khoảng 2 tháng sau của tam cá nguyệt đầu tiên.

Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về các triệu chứng, những điều nên làm và phòng tránh trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai.

Khi nào nên thông báo với mọi người về việc mang thai

Tùy thuộc theo suy nghĩ của mỗi người mà có thể quyết định việc có  nên thông báo với bạn bè và gia đình về việc mang thai.

Các triệu chứng mang thai có thể khá rõ ràng trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng hầu hết mọi người đều không có thai cho đến ít nhất là cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Trong một số trường hợp, thai kỳ có thể không được nhìn thấy cho người khác cho đến sau này.

lưu ý về 3 tháng đầu thai kì

Các triệu chứng và thay đổi của cơ thể

Giữa mỗi người và giữa mỗi lần mang thai đều khác nhau, thậm chí nhiều người không gặp phải bất kỳ triệu chứng mang thai nào. Đối với những người nhận thấy thay đổi, các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

Mệt mỏi: Thai phụ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, một số trường hợp có thể gần như kiệt sức.

Buồn nôn: Buồn nôn là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất. Nếu cảm giác buồn nôn gây nôn thường xuyên hoặc không thể ăn được, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được cho lời khuyên thích hợp.

Nhức mỏi: Một số thai phụ cảm thấy đau đầu hoặc đau nhức cơ bắp.

Có sự thay đổi ở vú: Vú có thể đầy đặn hơn hoặc thay đổi hình dạng đôi chút. Vú có thể trở nên rất mềm, một số người nhận thấy tăng nhạy cảm với núm vú.

Thay đổi tâm trạng: Mang thai là một sự thay đổi lớn trong cuộc đời của người phụ nữ và trong quá trình này, bản thân họ có thể cảm thấy nhiều cảm xúc khác nhau. Hormone thai kỳ và những khó chịu sinh lý khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Chóng mặt: Một số người cảm thấy rất chóng mặt, đặc biệt là khi đói, khát hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột.

Nghẹt mũi: Sự thay đổi lưu lượng máu trong cơ thể có thể làm tăng áp lực hoặc tắc nghẽn xoang. Một trường hợp có thể bị chảy máu cam.

Dịch tiết âm đạo thay đổi: Hình thức tiết dịch thông thường của một người có thể thay đổi. Trường hợp có tiết dịch nhiều hơn hoặc nhận thấy rằng có sự thay đổi về kết cấu là điều mình thường, tuy nhiên nếu khi âm đạo bị đau hoặc ngứa nên đi khám bác sĩ.

Ra huyết: Một số thai phụ có tình trạng xuất huyết nhẹ, đặc biệt là sớm trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nên gọi bác sĩ nếu xuất huyết lượng nhiều hoặc có màu đỏ sẫm.

Trong hầu hết các trường hợp, không bổ sung thêm calo trong tam cá nguyệt đầu tiên và duy trì mức tăng cân là tối thiểu.

Điều gì xảy ra với thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên?

Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Trong 8 tuần đầu tiên của thai kỳ, não và cột sống còn đang trong quá trình định hình sẽ hình thành cùng với các cơ ở mắt, mũi và miệng. Thai nhi có kích thước từ 2,5–3,8 cm khi được 8 tuần.

Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tất cả các hệ thống cơ quan chính đã hình thành vẫn còn chưa phát triển một cách hoàn thiện.

Cơ và xương đang bắt đầu hình thành, bộ phận sinh dục ngoài đang phát triển. Siêu âm không thể phát hiện giới tính thai nhi ở giai đoạn đầu này, nhưng xét nghiệm máu thì có thể.

Thai nhi lớn hơn vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, khoảng 7,6–10,2 cm. Mặc dù thai nhi bắt đầu chuyển động trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng những cử động này thường quá nhỏ để người mẹ có thể phát hiện ra.

Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm dễ bị tổn thương nhất đối với sự phát triển của thai nhi vì lúc này tất cả các cơ quan chính đang hình thành. Nguy cơ sảy thai được giảm đáng kể trong tam cá nguyệt thứ hai.

Cần làm gì trong khoảng thời gian này?

Người mẹ có thể không cảm thấy quá nhiều sự thay đổi khi mang thai trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, để thai phát triển khỏe mạnh, nên cân nhắc lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh trong thời gian này.

Một số dị tật có thể hình thành ở giai đoạn sớm, vì vậy những biện pháp cần thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, chẳng hạn như bổ sung axit folic và tránh hút thuốc, có thể giúp giảm nguy cơ mắc những bất thường này.

Nên tham khảo ý kiến với bác sĩ phụ sản để có những lời khuyên cụ thể.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên thực hiện một số bước để duy trì sức khỏe của thai kỳ và thai nhi như:

  • Thăm khám định kỳ;
  • Trao đổi với bác sĩ về những tình trạng bệnh lý của bản thân hoặc những loại thuốc mà mình đang sử dụng.
  • Lên kế hoạch chuẩn bị về tài chính cũng như về tinh thần đối với người sắp làm cha, mẹ;
  • Bổ sung thêm axit folic, lượng khuyến nghị 400 microgam mỗi ngày;
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể như đói, khát. Tránh suy nghĩ là ăn cho hai người;
  • Lựa chọn hình thức tập thể dục phù hợp, điều này có thể giảm nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ.

Cần tránh làm những gì trong thời kì tam cá nguyệt đầu tiên?

Khi mang thai, mỗi người có sự kết hợp khác nhau giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ. Do đó, thai phụ nên tư vấn với bác sĩ để có thể giúp cho thai nhi được phát triển một cách toàn diện và an toàn.

Lời khuyên nên tránh:

  • Các sản phẩm chăm sóc da có chứa retinol hoặc isotretinoin, có có trong nhiều sản phẩm trị mụn và chống lão hóa da;
  • Rượu và chất kích thích;
  • Hút thuốc;
  • Tránh muỗi đốt do muỗi có thể mang các bệnh nguy hiểm cho thai nhi;
  • Các thực phẩm có thể mang mầm bệnh như thịt nấu chưa chín, động vật có vỏ sống, trứng chưa nấu chín, sữa và pho mát chưa tiệt trùng;
  • Một số loại cá chứa thủy ngân hoặc các chất ô nhiễm như cá mập, cá kiếm và cá marlin;
  • Tránh tiếp xúc với chất thải của cho mèo nhằm tránh mắc Toxoplasmosis là tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm do Toxoplasma gondii gây ra.

Việc ăn cá ngừ, cá hồi, cá mòi và một số loại cá có dầu khác được khuyến khích. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo người mang thai nên ăn 200-350g hải sản ít thủy ngân mỗi tuần.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là ở những người sử dụng với liều lượng lớn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngay cả việc tiêu thụ caffeine vừa phải cũng có thể gây ảnh hưởng. Hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên để giảm nguy cơ, nên uống ít caffeine hơn (ít hơn 200mg/ngày).

Tuy nhiên, nên nói chuyện với bác sĩ về thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine hay bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào đang sử dụng.

Không được tự ý dùng thuốc theo toa mà không tham khảo ý kiến với bác sĩ trước.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Ngay khi biết rằng mình có thai, nên gọi cho bác sĩ đặt lịch khám thai và dự trù ngày sinh.

Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm sớm để đảm bảo thai nằm trong tử cung và phát triển bình thường.

Xét nghiệm máu sớm có thể giúp phát hiện một số tình trạng, ví dụ như bệnh tuyến giáp hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nên đến khám bác sĩ nếu có các triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội;
  • Nôn mửa không kiểm soát;
  • Cảm thấy chóng mặt đủ dữ dội;
  • Bị sốt hoặc đau bụng quằn quại;
  • Xuất huyết ồ ạt.

Tóm lược

Ba tháng đầu của thai kỳ có thể là khoảng thời gian thật sự “chông chênh” của người phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Việc trao đổi và thăm khám với bác sĩ sẽ giúp thai phụ đảm bảo sức khỏe không những cho bản thân mình mà còn cho cả thai nhi, đồng thời  đưa ra các biện pháp cụ thể để khắc phục các triệu chứng mang thai sớm.

Xem thêm: Đái tháo đường thai kỳ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top