✴️ Sốt trong thai kỳ: Những điều cần biết

Nội dung

Triệu chứng

Mặc dù nhiệt độ trung bình của cơ thể thường vào khoảng 98,6oF (37OC), nhưng nó dao động trong suốt cả ngày. Có năm vùng trên cơ thể thường để đo nhiệt độ:

  • Nách hoặc trán: bình thường là 99,3oF (37,4 oC).
  • Miệng: bình thường là 100,4oF (38o C).
  • Trực tràng hoặc tai: bình thường là 101oF (38.3oC).

Các triệu chứng khác của sốt bao gồm:

  • Mệt mỏi, chóng mặt;
  • Buồn nôn
  • Ớn lạnh
  • Nóng lạnh bất thường
  • Vã mồ hôi

Ảnh hưởng của sốt đối với thai nhi

Một số nghiên cứu cho rằng sốt trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh và tự kỷ cho trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Dưới đây là những ảnh hưởng có thể có của sốt đối với thai nhi đang phát triển.

Bất thường bẩm sinh

Theo các chuyên gia cho biết các bất thường bẩm sinh ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 33 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Một đánh giá năm 2014 của 46 nghiên cứu trước đây cho thấy bị sốt trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bé bị sứt môi, dị tật tim bẩm sinh và dị tật ống thần kinh từ 1,5 đến 3 lần.

Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu, hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác nhận bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa sốt và bất thường bẩm sinh.

Những phụ nữ bị sốt khi mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao gấp 2 lần so với thai phụ bình thường. Có bằng chứng cho thấy rằng dùng đủ liều axit folic có thể làm giảm nguy cơ này. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2017, có rất ít bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng thai phụ bị sốt làm tăng khả năng bất thường bẩm sinh cho bé.

Tự kỷ

Một phân tích năm 2018 đã tìm thấy mối liên hệ giữa sốt ở mẹ trong giai đoạn thai kỳ và trẻ mắc tự kỷ, đặc biệt là ở trong tam cá nguyệt hai.

Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy sốt thường xuyên làm tăng khả năng. Tuy nhiên, khả năng tự kỷ ở thai nhi bị sốt là thấp hơn nếu người phụ nữ dùng thuốc chống sốt rét khi mang thai.

Sốt có thể gây sẩy thai?

Mất thai, hoặc sẩy thai, xảy ra trong khoảng 20% thai kỳ. Sốt không nhất thiết gây ra mất thai, nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng có nguy cơ gây mất thai.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng nhiễm trùng có thể gây ra 15% trường hợp mất thai sớm và lên tới 66% ở giai đoạn sau.

       ảnh hưởng của sốt đến thai nhi

Nguyên nhân

Sốt là cách cơ thể chống lại nhiễm trùng. Một số nguyên nhân gây sốt bao gồm:

  • Cảm lạnh, cúm
  • Nhiễm trùng tai hoặc đường hô hấp
  • Nhiễm trùng đường tiểu trên
  • Nhiễm trùng đường tiểu dưới
  • Nhiễm trùng hệ sinh dục

Điều trị

Để điều trị sốt, điều quan trọng là bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt.

Kháng sinh

Nếu nguyên nhân gây sốt là do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê kháng sinh. Thông thường, các bác sĩ nhận định phần lớn kháng sinh là an toàn trong thai kỳ.

Tuy nhiên, chỉ có 10% thuốc kháng sinh "có đủ dữ liệu liên quan đến sử dụng an toàn và hiệu quả" trong thai kỳ. Do đó, bác sĩ cần phải đánh giá rủi ro và theo dõi đáp ứng thuốc.

Thuốc kháng virus

Nếu thai phụ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cúm, nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Họ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút, có hiệu quả nhất khi sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Thuốc không kê đơn

Phụ nữ không nên dùng ibuprofen khi mang thai. Theo một nghiên cứu đoàn hệ năm 2013, sử dụng ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ hai có liên quan đến trẻ nhẹ cân. Việc sử dụng ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba cũng liên quan đến bệnh hen suyễn.

Tuy nhiên, có thể dùng acetaminophen nếu cần thiết. Đây có lẽ là loại thuốc giảm đau và hạ sốt an toàn nhất để sử dụng trong thai kỳ. Điều đó nói rằng, phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng acetaminophen miễn là cần thiết để giảm sốt.

Điều trị tại nhà

Các biện pháp điều trị tại nhà như nghỉ ngơi và uống nhiều nước có thể giúp giảm triệu chứng sốt và rút ngắn thời gian mắc nhiều bệnh.

Axit folic là một chất bổ sung trước sinh quan trọng, vì nó có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Một nghiên cứu năm 2017 về nhóm phụ nữ bị sốt ngay trước khi mang thai hoặc rất sớm trong thai kỳ cho thấy: những người tiêu thụ dưới 400 microgam axit folic mỗi ngày có khả năng sinh con bị dị tật ống thần kinh cao nhất.

Phòng ngừa

      Mặc dù không thể ngăn ngừa sốt một cách tuyệt đối, nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu. Một số phương pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Tiêm phòng cúm
  • Thường xuyên rửa tay
  • Tránh xa người bệnh khi có thể.

Xem thêm: Những nguy cơ thường gặp trong thai kỳ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top