✴️ Tầm soát nhiễm trùng ở thai phụ: HIV, viêm gan siêu vi và loạn khuẩn âm đạo

PHÂN LOẠI NHIỄM TRÙNG TRONG THAI KỲ 

Nhiễm trùng trong thai kỳ được phân ra:

Nhiễm trùng ở thai phụ có biến chứng và nặng lên trong thai kỳ

Nhiễm trùng thường gặp trong thai kỳ và hậu sản

Nhiễm trùng đặc biệt chỉ xuất hiện lúc có thai

Nhiễm trùng ảnh hưởng lên thai.

Nhiễm trùng ở thai phụ có biến chứng và nặng lên trong thai kỳ: nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis), vết thương ngoại khoa, nhiễm Streptococcus nhóm B (GBS).

Nhiễm trùng thường gặp trong thai kỳ và hậu sản: viêm đài bể thận, viêm nội mạc tử cung, viêm tuyến vú, hội chứng shock nhiễm độc (toxic shock syndrome).

Nhiễm trùng đặc biệt chỉ xuất hiện lúc có thai: nhiễm trùng ối, nhiễm trùng do thuyên tắc tĩnh mạch sâu, rách tầng sinh môn và hội âm

Nhiễm trùng ảnh hưởng lên thai: nhiễm trùng sơ sinh

(nhiễm streptococcus nhóm B và E. coli); nhóm các nhiễm trùng TORCH gồm Toxoplasma, Rubella, Cytomegalovirus, HSV; Varicella Zoster virus; Parvovirus B19; HBV và HCV; giang mai; HIV.

Nhiễm trùng gây nhiều hệ quả trên cả thai phụ và thai nhi.

Bảng 1: Hậu quả của một số nhiễm trùng trên thai phụ và thai nhi

Tác nhân

Ảnh hưởng trên thai phụ

Ảnh hưởng trên thai nhi

Group B

streptococcus

Không triệu chứng

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng ối

Viêm nội mạc tử cung

Sớm: nhiễm trùng sơ sinh

Muộn: viêm màng não

Viêm âm đạo do vi trùng

Chuyển dạ sanh non

Thai non tháng

Bé sơ sinh nhẹ cân

Lậu

Chuyển dạ sanh non

Nhiễm trùng ối

Nhiễm trùng sơ sinh

Viêm kết mạc do lậu

Chlamydia

Chuyển dạ sanh non

Nhiễm trùng ối

Viêm kết mạc

Viêm phổi

Toxoplasma

Không triệu chứng

Mệt mỏi

Bệnh lý hạch bạch huyết, đau cơ

Không triệu chứng

Mệt mỏi

Bệnh lý hạch bạch huyết, đau cơ

Bảng trình bày biểu hiện và hậu quả của nhiễm virus trên mẹ, thai cũng như trình bày cách dự phòng và điều trị.

Bảng 2: biểu hiện và hậu quả của nhiễm virus trên mẹ, thai. Dự phòng và điều trị.

Tác nhân

Lâm sàng

Ảnh hưởng thai

Dự phòng

Điều trị

Rubella

Phát ban, đau khớp, đau hạch

Hội chứng Rubella bẩm sinh (điếc, mù, còn ống động mạch, IUGR)

MMR II

Không có

CMV

Thường là không triệu chứng

Thai chết lưu, gan lách to, hóa vôi nội sọ, viêm hệ lưới, viêm phổi mô kẽ

Không có

Không có

HIV

Không triệu chứng / AIDS

AIDS ở trẻ sơ sinh

Condom

Kháng ARV

Thủy đậu

Mụn nước, viêm phổi

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh (teo vỏ não, ứ nước thận) khi nhiễm sớm trước 20 tuần

Vaccin

Acyclovir

HSV

Sốt, đau khớp

Tổn thương ở da và miệng

Viêm màng não

Mổ sanh

Acyclovir

HBV và HCV

Vàng da, gan to

Người lành mang trùng

HBV vaccine

HBIG

 

NHIỄM HIV TRONG THAI KỲ

Trong thai kỳ, cần thực thi các biện pháp tầm soát các thai phụ bị nhiễm HIV nhằm mục đích triển khai các biện pháp chống lây truyền dọc từ mẹ sang con ở các thai phụ này, trong đó có điều trị với ARVs.

HIV thuộc nhóm RNA virus.

Nếu thai phụ bị nhiễm HIV nhưng không điều trị, có 25% trẻ sẽ bị lây truyền từ mẹ. Nguy cơ này càng tăng cao vào 3 tháng cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ sanh, sổ thai, có vỡ ối non.

Do vậy, việc khuyến cáo mổ sanh được đặt ra nếu có trên 1000 copies/mL hoặc thai phụ gần thơi điểm sanh không xác định được mật độ HIV hoặc CD4 giảm.

Hiện nay, WHO khuyến cáo nên thực hiện tầm soát HIV và thực hiện điều trị với 3 ARV sớm trong thai kỳ với mục đích điều trị tình trạng nhiễm trùng của thai phụ và hạn chế việc lây truyền dọc từ mẹ sang con.

Chẩn đoán nhiễm HIV ở thai phụ dựa vào xét nghiệm ELISA (+) (Se 93-99%, Sp 99%). Khi ELISA (+), thực hiện Western blot test (Se 99%, Sp 98.5%), đồng thời tiến hành điều trị với ARV.

Zidovudine (ZDV) được chỉ định sau 3 tháng đầu thai kỳ, khi sanh (bắt đầu chuyển dạ hoặc ối vỡ) và sau khi sanh. 

 

NHIỄM HBV TRONG THAI KỲ

Trong thai kỳ, cần thực thi các biện pháp tầm soát các thai phụ bị nhiễm HBV nhằm mục đích triển khai các biện pháp chống lây truyền dọc từ mẹ sang con ở các thai phụ này, trong đó có tiêm Immunoglobulin và tiêm Vaccin cho sơ sinh.

HBV thuộc nhóm RNA virus. Chẩn đoán nhiễm HBV trong thai kỳ chủ yếu dựa vào xét nghiệm huyết thanh học ở giai đoạn trước sanh (3 tháng đầu và 3 tháng giữa), cần định lượng HBsAg, HBeAg, chức năng gan và định lượng DNA HBV.

Nếu thai phụ nhiễm HBV với biểu hiện HBsAg (+), cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiễm virus lên thai kỳ (xem lưu đồ).

Nếu thai phụ có HBsAg (+) và HBeAg (+), khả năng cao bé bị nhiễm HBV từ mẹ nên cần tiêm immunoglobulin cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh, đồng thời tiêm đủ vaccine vào ngày ngày 1st 30th, và 60th sau sanh. Bé sau sanh cũng cần được xét nghiệm tìm HBsAg, HBsAb và HBcAb.

 

LOẠN KHUẨN ÂM ĐẠO

Tiết dịch âm đạo bất thường trong thai kỳ thường gặp nhưng không phải luôn luôn vô hại.

Nếu không được điều trị sớm và đúng thì loạn khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis) có thể gây sanh non.

Loạn khuẩn âm đạo (Bacterial Vaginosis) (BV) là một tình trạng hỗn loạn của microbiota âm đạo, với sự thay đổi phổ khuẩn, thường là sụt giảm của Lactobacilli và gia tăng các khuẩn yếm khí. Các tác nhân này bao gồm Gardenella vaginalisMobilumcus species, BacteroidesPrevotella species và Mycoplasma species.

Thai phụ bị loạn khuẩn âm đạo không điều trị thường gây ra các biến chứng sanh non, màng ối vỡ non, sẩy thai liên tiếp, viêm màng ối, viêm nội mạc tử cung hậu sản, nhiễm trùng vết mổ lấy thai, nhiễm trùng hậu phẫu và các bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu.

Chẩn đoán loạn khuẩn âm đạo dựa vào tiêu chuẩn Amsel (1983), khi có 3 trong 4 tiêu chuẩn sau: 

Khí hư đặc trưng của loạn khuẩn âm đạo

pH âm đạo > 4.5

Có “Clue cells” trên khảo sát dịch âm đạo

Whiff test (+)

Các tổng quan chứng cứ khác nhau cho kết luận khác nhau về việc điều trị loạn khuẩn âm đạo có thể làm giảm được tần xuất sanh non ở người có loạn khuẩn âm đạo.

Điều trị cổ điển, ngoài thai kỳ của loạn khuẩn âm đạo là metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày hoặc clindamycin 300mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Không có bằng chứng cho thấy metronidazole gây quái thai và đột biến.

Metronidazole dược xem là an toàn cho thai phụ.

Tuy nhiên, các chứng cứ gần đây hơn, dựa trên các khảo sát về microbiome cho thấy rằng metronidazole không có tác động trên microbiome của loạn khuẩn âm đạo trong sanh non, ngược lại, việc điều trị cần được tiến hành với clindamycin, và thật sớm, nhằm ngăn cản bệnh sinh của sanh non.

 

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

SOGC Clinical Pratice Guideline Screening and Management of Bacterial Vaginosis in Pregnancy

Obstetrics and gynecology 8th edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà xuất bản Wolters Kluwer Health 2018.

Obstertrics normal and problem pregnancy 7th. Nhà xuất bản Elsevier.

Xem bài loạn khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis) trong học phần phụ khoa, chủ đề các tổn thương lành tính của cổ tử cung.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top