Tiến sĩ James Priest, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Khoa Tim mạch Nhi, Đại học Stanford, California (Hoa Kỳ), cho biết: “Tiểu đường là hậu quả của những rối loạn chuyển hóa. Từ lâu, chúng ta đã biết rằng phụ nữ mắc đái tháo đường có nguy cơ sinh con bị dị tật tim bẩm sinh cao. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy ngay cả những thai phụ có nồng độ đường huyết cao nhưng chưa đủ chẩn đoán đái tháo đường vẫn có nguy cơ sinh con mắc dị tật tim."
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thu thập và phân tích mẫu máu từ 277 phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ hai. Trong đó:
Trong số các trẻ mắc dị tật tim:
Phân tích cho thấy nồng độ glucose huyết tương cao trong thời kỳ mang thai – dù chưa đạt ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường – có mối liên quan đáng kể với nguy cơ tứ chứng Fallot. Tuy nhiên, không ghi nhận mối liên hệ giữa tăng glucose với dị tật hoán vị đại động mạch.
Ngoài ra, nghiên cứu không phát hiện sự liên quan rõ ràng giữa nồng độ insulin – hormone điều hòa glucose máu – với nguy cơ dị tật tim hoặc các dị tật bẩm sinh khác.
TS. Priest nhấn mạnh rằng trước đây, phần lớn nguyên nhân gây dị tật tim bẩm sinh vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này mở ra hướng mới trong việc khám phá mối liên hệ giữa tình trạng rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ và các dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là dưới ngưỡng lâm sàng của đái tháo đường.
Giáo sư Gary Shaw, đồng tác giả và nhà dịch tễ học cao cấp, cho biết: “Kết quả là bước tiến quan trọng trong nghiên cứu cơ chế bệnh sinh. Phát hiện này sẽ thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá toàn diện hơn mối liên hệ giữa tăng glucose máu trong thai kỳ và các bất thường bẩm sinh khác ngoài tim."
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh