Điều 15. Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật
Đại cương:
Lấy tinh trùng bằng thủ thuật là kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn để lấy tinh trùng cho thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
Chỉ định:
Các trường hợp vô sinh do không có tinh trùng do tắc nghẽn (Azoospermia), rối loạn phóng tinh.
Chống chỉ định:
Các trường hợp không có tinh trùng sau khi sinh thiết chẩn đoán.
Tư vấn:
Thực hiện theo các quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
Thăm khám:
Hỏi tiền sử;
Khám toàn thân;
Khám bộ phận sinh dục: đo thể tích tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh.
Xét nghiệm:
Định lượng hormon sinh dục;
Các xét nghiệm cơ bản: máu, đông cầm máu, viêm gan B, giang mai, lao, HIV.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị người bệnh: khám tư vấn cho chồng;
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: kẹp sát trùng, gạc củ ấu, dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý, cốc đựng dung dịch sát trùng, máy ly tâm, kính hiển vi;
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: kim tiêm và bơm tiêm dùng để chọc hút, các loại môi trường dùng để lọc rửa, đĩa petri.
Quy trình:
Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ;
Lau sạch cơ quan sinh dục và vùng xung quanh bằng nước muối sinh lý;
Cố định mào tinh (nếu chọc hút mào tinh), hoặc cố định tinh hoàn;
Chọc hút mào tinh hoặc tinh hoàn (có thể phải chọc từ vài lần trở lên mới có thể lấy được mẫu tinh trùng);
Sát trùng vùng chọc, kiểm tra xem có chảy máu, tụ máu không;
Tìm tinh trùng trong mẫu bệnh phẩm chọc hút (đối với mẫu chọc hút từ mào tinh dễ tìm thấy hơn mẫu chọc hút từ tinh hoàn);
Lọc rửa tinh trùng từ mẫu bệnh phẩm để sử dụng tiêm tinh trùng vào bào tương noãn;
Hướng dẫn chăm sóc sau thủ thuật. Điều 16. Quy trình trữ lạnh tinh trùng
Đại cương:trữ lạnh tinh trùng là kỹ thuật trong đó mẫu tinh trùng được đông lạnh và lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi cần thiết có thể rã đông để sử dụng.
Chỉ định:
Các trường hợp người bệnh ung thư trước khi điều trị tia xạ, để tránh làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng;
Các trường hợp trước khi thắt ống dẫn tinh, đề phòng trường hợp muốn có con lại;
Các trường hợp tổn thương tủy sống không tự xuất tinh được có thể lấy tinh trùng bằng kích thích điện sau đó đông lạnh mẫu tinh trùng;
Các trường hợp mẫu tinh trùng lấy từ mào tinh, tinh hoàn có thể đông lạnh để tránh phải sinh thiết nhiều lần;
Các trường hợp chuẩn bị làm kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng người chồng phải đi vắng;
Chồng khó lấy tinh trùng: trữ lạnh tinh trùng sẽ được chỉ định để tránh trường hợp vợ đã chọc hút noãn, hay đã chuẩn bị noãn mà không có tinh trùng để sử dụng;
Các trường hợp hiến tinh trùng sẽ được trữ lạnh trong ngân hàng tinh trùng để cung cấp cho những trường hợp có nhu cầu xin tinh trùng.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị người bệnh: lấy mẫu tinh trùng ở người chồng để đông tinh;
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: ống trữ mẫu tinh trùng, bình trữ; máy đông lạnh (trong trường hợp hạ nhiệt độ bằng máy);
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: ni tơ lỏng, các loại môi trường.
Quy trình trữ lạnh chậm:
Đánh giá chất lượng tinh trùng trước trữ lạnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới;
Cân bằng với môi trường bảo quản lạnh bằng cách cho tinh dịch vào ống bảo quản sau đó cho môi trường trữ lạnh theo tỷ lệ nhất định (01 ml tinh dịch trộn với 0,5 - 1ml môi trường đông tinh), trộn đều (tránh tạo bọt khí), đểở nhiệt độphòng 12-15 phút;
Đóng gói: đóng gói ống bảo quản, ghi tên người bệnh, mã số và ngày tháng trữ lạnh;
Hạ nhiệt độ theo chương trình của máy hoặc hạnhiệt độ theo kinh nghiệm (hạ nhiệt độ bằng tay);
Lưu giữ trong nitơ lỏng: sau khi hạ nhiệt độ, gắn ống vào cọng nhôm và lưu giữ trong bình chứa ni tơ lỏng.
Điều 17. Quy trình rã đông tinh trùng
Đại cương:
Rã đông tinh trùng là kỹ thuật trong đó mẫu tinh trùng đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ sẽ được rã đông, sau đó lọc rửa để sử dụng.
Chỉ định:
Rã đông tinh trùng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung;
Rã đông tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị mẫu tinh trùng sẽ rã đông;
Chuẩn bị phương tiện: cốc đựng nước ấm 370C, các phương tiện dụng cụ dùng lọc rửa mẫu tinh trùng (xem phần lọc rửa tinh trùng);
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: các phương tiện dùng lọc rửa mẫu tinh trùng.
Quy trình:
Lấy ống trữ mẫu tinh trùng ra khỏi ni tơ lỏng, để trong nhiệt độ phòng từ 01 đến 03 giây cho tan hết lớp đá bao bọc bên ngoài ống trữ;
Cho ống trữ vào nước ấm 370C trong vòng từ 10 đến 20 phút;
Đánh giá chất lượng tinh trùng sau rã đông theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới;
Mẫu tinh trùng sau rã đông sẽ được lọc rửa để bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Điều 18. Quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn
Đại cương:
Trữ lạnh mô tinh hoàn là kỹ thuật trong đó mô tinh hoàn được sinh thiết và đông lạnh, lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi cần thiết có thể rã đông tách lấy tinh trùng để sử dụng.
Chỉ định:
Các trường hợp vô sinh không có tinh trùng, sinh thiết mô tinh hoàn có tinh trùng được tiến hành trữ lạnh để sử dụng cho các lần sau tránh phải sinh thiết nhiều lần.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị người bệnh: khám, tư vấn;
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: kẹp sát trùng, cốc đựng dung dịch sát trùng, dao, kéo, máy đông lạnh, ống trữ mô tinh hoàn, bình trữ mô;
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: đĩa petri, môi trường dùng đông lạnh, ni tơlỏng, dung dịch sát trùng.
Quy trình:
Tiến hành khám, làm xét nghiệm và tư vấn cho người bệnh tương tự trường hợp lấy tinh trùng bằng thủ thuật;
Tiến hành sinh thiết lấy mô tinh hoàn, cho vào đĩa chứa môi trường để rửa sạch;
Xé nhỏ mô tinh hoàn bằng nhíp chuyên dụng, xác định sự hiện diện của tinh trùng, đánh giá độ di động dưới kính hiển vi đảo ngược;
Tách rời từng ống sinh tinh để tiến hành đông lạnh;
Nhỏ và trộn đều chất bảo quản lạnh vào các ống sinh tinh đã được tách rời, lắc đều và cho vào ống nghiệm trữ lạnh;
Để ống nghiệm ở nhiệt độ phòng, sau đó hạ nhiệt độ theo chương trình;
Cho mẫu vào bình ni tơ lỏng và bảo quản.
Điều 19. Quy trình rã đông mô tinh hoàn
Đại cương:
Rã đông mô tinh hoàn là kỹ thuật trong đó mô tinh hoàn đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ sẽ được rã đông để tách lấy tinh trùng.
Chỉ định:
Các trường hợp trữ lạnh mô tinh hoàn cần rã đông để lấy tinh trùng làm ICSI.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị ống trữ mô tinh hoàn;
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: kính hiển vi;
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: môi trường các loại để lọc rửa tinh trùng, đĩa petri.
Quy trình:
Lấy ống trữ mô tinh hoàn ra khỏi bình đựng ni tơ lỏng, để ở nhiệt độ phòng trong thời gian từ 15 đến 30 phút;
Rửa mô tinh hoàn bằng môi trường rửa;
Cho mẫu mô tinh hoàn vào đĩa petri chứa môi trường IVF, tiến hành xé nhỏ mô để tìm tinh trùng;
Đánh giá độ di động của tinh trùng;
Nuôi cấy tinh trùng ở nhiệt độ 37o C, CO2 5% trong thời gian 24 giờ;
Đánh giá lại độ di động của tinh trùng và sử dụng để làm ICSI.
Điều 20. Quy trình trữ lạnh noãn
Đại cương:
Trữ lạnh noãn là kỹ thuật trong đó noãn được lấy ra khỏi buồng trứng, đông lạnh và lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi người phụ nữ sẵn sàng để mang thai, noãn sẽ được rã đông, cho thụ tinh với tinh trùng bằng phương pháp ICSI và chuyển phôi vào buồng tử cung.
Chỉ định:
Các trường hợp bệnh lý cần điều trị bằng phẫu thuật cắt buồng trứng;
Các trường hợp không lấy được mẫu tinh trùng sau khi đã chọc hút noãn;
Chuẩn bị:
Chuẩn bị người bệnh: kích thích buồng trứng, chọc hút noãn, tách tế bào hạt;
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: đĩa petri, hộp xốp đựng ni tơ lỏng, cọng trữ noãn, bình trữ noãn, kính hiển vi soi nổi;
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: pipet, bơm tiêm, ni tơ lỏng, các loại môi trường sử dụng trong đông noãn.
Quy trình:
Cũng tương tự phương pháp trữ lạnh phôi, có nhiều phương pháp trữ lạnh noãn khác nhau, nhưng hiện tại trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa có nhiều ưu điểm và hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện đang áp dụng.
Noãn nên được trữ lạnh thuỷ tinh hoá trong vòng từ 02 đến 06 giờ sau khi chọc hút và ngay sau khi tách tế bào hạt ra khỏi noãn. Đánh giá chất lượng noãn, ghi lại tất cả các thông số trước khi tiến hành đông noãn. Tuỳ từng loại môi trường cụ thể mà các bước cụ thể của quy trình có thay đổi so với quy trình chuẩn.
Chuẩn bị:
Môi trường rửa WS (Washing Solution), môi trường thuỷ tinh hoá VS (Vitrification Solution), môi trường cân bằng ES (Equilibration Solution) đểở nhiệt độ 250C - 270C;
Cọng trữ noãn đã được ghi tên, tuổi người bệnh, ngày, tháng, năm đông lạnh;
Hộp xốp có chứa nitơ lỏng;
Đánh giá chất lượng noãn trước đông;
Chuẩn bị đĩa: nhỏ một giọt WS và 03 giọt ES lên nắp của đĩa Petri.
Nhỏ giọt VS lên đĩa Petri.
Trữ lạnh noãn:
Cân bằng: dùng pipet đặt noãn lên giọt WS, sau đó di chuyển noãn từ giọt WS sang các giọt ES bằng cách dùng pipet hợp nhất các giọt lại, thời gian trung bình là 3 phút. Hút noãn từ các giọt trên sang giọt ES cuối cùng, noãn sẽ trương nở về hình dạng ban đầu trong thời gian khoảng 09 phút, có thể chờ thêm nếu noãn chưa trở về hình thái ban đầu;
Thuỷ tinh hoá: dùng pipet pasteur chuyển noãn từ môi trường ES sang môi trường VS, hút lên hút xuống để rửa sạch dung dịch ES, sau đó dùng pipet hút noãn lên cọng trữ. Nhúng cọng trữ vào nitơ lỏng, đặt cọng trữ nằm ngang đểđ ạt được tốc độ làm lạnh nhanh. Dùng kẹp lắp ống nhựa vào cọng trữ.
(Lưu ý: thời gian thao tác nên trong v ng 01 phút và giảm tối đa lượng môi trường khi hút noãn vào ống trữ).
Điều 21. Quy trình rã đông noãn
Đại cương:
Rã đông noãn là kỹ thuật trong đó noãn đã được đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ được lấy ra để rã đông và cho thụ tinh với tinh trùng bằng phương pháp ICSI. Noãn được đông lạnh theo phương pháp nào thì sẽ được rã đông theo phương pháp đó.
Chỉ định:
Các trường hợp cần rã đông noãn để cho tinh trùng thụ tinh với noãn sau khi đã chuẩn bị niêm mạc tử cung cho người nhận.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị người bệnh: chuẩn bị niêm mạc cho người nhận phôi, mẫu tinh trùng để làm ICSI sau khi rã đông noãn, chuẩn bị cọng chứa noãn sẽ rã đông;
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: kính hiển vi;
Chuẩn bị vật tư tiêu hao: các loại môi trường, đĩa petri, pipet.
Quy trình:
Chuẩn bị:
Môi trường TS (Thawing Solution) trong đĩa petri để vào tủ cấy 370C ít nhất 30 phút;
Các đĩa chứa môi trường DS (Dilution Solution), môi trường WS1 (Washing Solution) và WS2, ghi tên người bệnh lên đĩa rã đông, các loại môi trường lên các ô trên đĩa.
Rã đông:
Kiểm tra tên, số hồ sơ, ngày lưu giữ, tên người bệnh ghi trên cọng trữ;
Lấy đĩa Petri có môi trường TS đã được chuẩn bị cho lên kính soi nổi, cọng trữ noãn sau khi lấy ra khỏi nitơ lỏng được nhúng ngay vào đĩa môi trường TS trong 60 giây;
Hút noãn vào pipet cùng một ít môi trường TS và chuyển sang đĩa môi trường DS trong 03 phút;
Tiếp tục hút noãn để chuyển phôi sang đĩa môi trường WS1 trong 05 phút;
Chuyển noãn sang đĩa môi trường WS2 trong 05 phút;
Cuối cùng chuyển noãn vào đĩa chứa môi trường nuôi cấy đã được chuẩn bị sẵn, đánh giá hình thái và chất lượng noãn. Có thể tiến hành làm ICSI sau 02 giờ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh