Bình thường, tuyến tụy có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Hiện nguyên nhân chính xác của tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết một cách chính xác, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai sự bài tiết các hormon liên quan đến thai như Lactogen, Estrogen, Progesteron, Prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin gây tăng đường máu.
Đường máu tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra các dị tật cho thai, đường máu tăng trong các tháng tiếp theo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi, gây ra thai to tăng tỉ lệ tử vong khi sinh.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
ĐTĐTK thường không có triệu chứng gì điển hình, do đó việc làm các nghiệm pháp tầm soát là rất quan trọng. Các triệu chứng thường gặp:
Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu.
Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Nước tiểu có mùi khác thường, có kiến bu.
Nếu thai phụ được xếp vào nhóm nguy cơ cao thì cần được tầm soát đái tháo đường thực sự ngay lần khám thai đầu tiên: xét nghiệm đường huyết đói, HbA1c hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose. Tất cả những thai phụ có nguy cơ cao nhưng chưa phát hiện được đái tháo đường ở lần tầm soát đầu tiên và tất cả những thai phụ trên 25 tuổi sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24-28.
Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose được cho là bình thường khi cả 3 mẫu đường-huyết đều thấp hơn giá trị cho phép theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ :
Đường-huyết đói < 92 mg/dL (hay 5,1 mmol/L)
Đường-huyết sau 1 giờ < 180 mg/dL (hay 10 mmol/L)
Đường-huyết sau 2 giờ < 153 mg/dL (hay 8,5 mmol/L)
Thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK khi có một trong 3 giá trị đường-huyết cao hơn ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn trên.
Một số lưu ý khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose:
Không tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose huyết cho những mẹ bầu đã từng được chẩn đoán bệnh hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L.
Ăn uống bình thường 3 ngày trước đó.
Không dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
Trước lúc làm nghiệm pháp phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.
Thử nghiệm được tiến hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ.
Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho mẹ bầu uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường.
Trong thời gian làm nghiệm pháp mẹ bầu có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.
ĐTĐTK thường ảnh hưởng đến người mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ, vì vậy ĐTĐTK thường không gây ra các loại khuyết tật như cho các trẻ sơ sinh khác của các bà mẹ đã bị đái tháo đường trước khi mang thai.
Khi đường - huyết ở mẹ tăng quá cao, glucose sẽ đi qua nhau thai và gây tình trạng dư thừa năng lượng ở thai nhi. Hậu quả là thai nhi to hơn bình thường (macrosomia) và gây nhiều biến chứng trong lúc sanh; thường gặp nhất là sanh khó dọ kẹt vai.
Trẻ sơ sinh sau khi sanh không còn nhận lượng đường-huyết dư thừa từ mẹ, do đó dễ bị hạ đường-huyết sau khi sanh, hoặc một vài biến chứng khác như vàng da, suy hô hấp… Về lâu dài, trẻ có thể thừa cân và có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2.
ĐTĐTK nếu không điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng cho người mẹ như: cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, tăng tỷ lệ phải mổ lấy thai, khoảng 20 – 50% phụ nữ với tiền sử bị ĐTĐTK có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và bị đái tháo đường tuýp 2 trong vòng 10 năm sau sanh.
Phần lớn các trường hợp ĐTĐTK đều được kiểm soát tốt với một chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể lực hợp lý. Bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ dinh dưỡng qui định một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp cụ thể nhằm giúp kiểm soát tốt đường-huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi.
Các thai phụ được khuyên nên ăn uống điều độ, hạn chế những chất bột đường, tăng cường rau xanh nhiều hơn.
Nếu không có chống chỉ định đặc biệt (sanh non, xuất huyết âm đạo, nhau tiền đạo, ối vỡ sớm…), tất cả các thai phụ đều được khuyên nên tập luyện thể lực điều độ (ví dụ như đi bộ, yoga…) trong suốt thai kỳ nhằm giúp kiểm soát đường-huyết tốt hơn. Tất nhiên trước khi tập luyện thể lực, thai phụ cần được thăm khám và tư vấn đầy đủ bởi các bác sĩ sản khoa và nội tiết.
Thai phụ bị ĐTĐTK nên biết cách tự theo dõi đường-huyết tại nhà. Bác sĩ nội tiết sẽ tư vấn cách thử đường-huyết, thời gian thử đường-huyết và các mục tiêu đường-huyết cần đạt được trong quá trình điều trị cho từng cá nhân cụ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh