Một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là u nang buồng trứng. Đa phần u nang buồng trứng không gây nguy hiểm, có thể tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị.
Hầu như chị em phụ nữ nào cũng đều nghe qua cụm từ “u nang buồng trứng” trong quá trình khám - chữa bệnh phụ khoa. Theo đó, khi bên trên hoặc bên trong buồng trứng xuất hiện những khối u (còn gọi là bao nang) kích thước từ vài mm đến vài cm, bên trong chứa đầy dịch lỏng thì đó được gọi là u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng có nhiều loại, trong đó, u nang cơ năng là phổ biến nhất nhưng không có triệu chứng, không gây nguy hiểm, đặc biệt là tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt. Loại u nang này chủ yếu hình thành trong hoặc sau quá trình rụng trứng.
Ngoài ra, có những loại u nang khác như u nang thực thể, u nang do lạc nội mạc tử cung. So với u nang cơ năng thì những loại u nang này nguy hiểm hơn, gây biến chứng và thậm chí là phát triển thành ung thư, cần được can thiệp mổ đúng lúc. Nhưng u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ thì cần có sự thăm khám và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của u nang buồng trứng
Cùng với thắc mắc u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ thì việc tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của u nang buồng trứng sẽ giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong việc phát hiện và tìm kiếm phương án điều trị phù hợp.
Với những u nang buồng trứng lành tính, vô hại thì chúng hình thành do sự thay đổi nội tiết tố, quá trình mang thai hoặc yếu tố di truyền. Hoặc có thể hình thành do một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể gây u nang buồng trứng, chẳng hạn như làm việc quá sức (khiến gan bị nhiễm độc), thường xuyên căng thẳng, chế độ ăn uống nhiều thịt, trứng, sữa, dùng quá nhiều thuốc tránh thai,…
Căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý
U nang buồng trứng thường không có triệu chứng điển hình, tình cờ được phát hiện qua siêu âm hoặc đi kiểm tra sức khỏe. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng điển hình sau:
Khối u hình thành và phát triển sẽ chèn lên các cơ quan hoặc dây thần kinh vùng xương chậu, gây ra các cơn đau ở vùng chậu, thắt lưng hoặc đùi.
Triệu chứng này có thể cho thấy bạn đang bị xoắn u nang hoặc vỡ nang, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn liên tục, kèm theo đó là đau bụng và đau vùng chậu dữ dội thì cần được nhập việc để bảo toàn tính mạng.
Rất nhiều chị em bỏ qua dấu hiệu này bởi việc đi tiểu nhiều liên quan đến nhiều bệnh lý như đường huyết cao, viêm bàng quang, đường tiết niệu,… hoặc đang trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi bị u nang buồng trứng thì các khối u chèn lên bàng quang cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Với những u nang kích thước lớn, nằm ngay cổ tử cung thì chúng sẽ khiến bạn cảm thấy đau (thường là đau một bên) khi quan hệ tình dục.
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt), bị tăng cân không rõ lý do, kết hợp với một số triệu chứng nói trên thì có thể nghi ngờ bị u nang buồng trứng, cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bên cạnh việc phân loại và xác định tính chất khối u nang buồng trứng thì kích thước cũng là yếu tố mang tính chất quyết định mổ hay không. Vậy u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ?
Thường thì kích thước u nang buồng trứng lớn hơn 5cm thì được bác sĩ khuyên mổ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy, mà sẽ còn cân nhắc đến một số yếu tố liên quan. Cụ thể như sau:
Ngoài kích thước như đã nói trên, thì trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn và chỉ định người bệnh mổ u nang buồng trứng.
Bạn có thể phòng tránh nguy cơ bị u nang buồng trứng nếu xây dựng lối sống lành mạnh.
Xem thêm: Xét nghiệm u nang buồng trứng - phát hiện sớm hạn chế biến chứng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh