✴️ Bệnh viêm tai giữa điều trị trong bao lâu?

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên không ít người trưởng thành cũng mắc phải. Điều mọi người thường quan tâm nhất chính là bệnh viêm tai giữa điều trị trong bao lâu. Tuy nhiên, thời gian để chữa khỏi bệnh còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng mỗi người.

Bệnh viêm tai giữa

Điều mọi người thường quan tâm nhất chính là bệnh viêm tai giữa điều trị trong bao lâu

 

1. Bệnh viêm tai giữa điều trị trong bao lâu?

Bệnh viêm tai giữa nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi hẳn mà không để lại bất kì biến chứng nào. Tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh, thời gian chữa khỏi sẽ khác nhau. Nếu là giai đoạn cấp tính và được điều trị hiệu quả, bệnh có thể khỏi hẳn mà không để lại biến chứng gì. Nhưng nếu bệnh chuyển sang mạn tính, thời gian điều trị sẽ kéo dài, bệnh dễ tái phát, có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

Ngày nay, nhờ có nhiều loại thuốc kháng sinh hiệu quả, bệnh viêm tai giữa cấp tính thường ít để lại biến chứng. Các triệu chứng ở viêm tai giữa cấp tính thường thuyên giảm trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Song cũng có nhiều trường hợp, bệnh viêm tai giữa vẫn tồn tại và kéo dài dù được điều trị đầy đủ. Có tới 70% bệnh nhân còn tồn tại dịch tai giữa sau 2 tuần điều trị; 50% còn dịch sau 1 tháng; 20% sau 2 tháng; 10% sau 3 tháng.

Nếu đã uống thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ nhưng sau 48 – 72 giờ, bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn, người bệnh cần được nhập viện để điều trị. Khi đó thường phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh, thời gian chữa sẽ cũng khác nhau.

Tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh, thời gian chữa sẽ cũng khác nhau

 

2. Cần làm gì để nhanh khỏi bệnh?

– Khi có dấu hiệu chảy mủ tai nên đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám và điều trị kịp thời, trán nguy cơ biến chứng.

– Không tự ý mua thuốc nhỏ hay dùng thổi thuốc vào tai để điều trị viêm tai giữa.

– Hỉ mũi đúng cách và nên hỉ nhẹ nhàng. Không nên xì mạnh vì khi làm như vậy bạn có thể đã vô tình đưa vi khuẩn từ vùng mũi họng vào tai giữa.

– Nếu sửa dụng bình bú, các mẹ nên chú ý cho trẻ nằm cao vì như vậy sẽ không làm sữa vào tai gây viêm tai giữa.

 

3. Xác định nguyên nhân để điều trị viêm tai giữa hiệu quả

– Viêm nhiễm: Ống vòi nhĩ bị tắc, cảm cúm gây nên việc nghẹt mũ, vi khuẩn lây lan lên tai gây viêm tai giữa.

– Vòi nhĩ ngắn, tư thế nằm: Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn hơn vòi nhĩ người lớn, đặc biệt trẻ ở tư thế khóc hay nằm ngửa nên dễ lây vi khuẩn lên tai

– Thói quen xấu: ngoáy tai thường xuyên sẽ gây tổn thương tai.

– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp, khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường cũng là điều kiện sản sinh vi khuẩn gây ra viêm tai giữa.

 

4. Triệu chứng viêm tai giữa 

– Trẻ sơ sinh: Biểu hiện thường không rõ ràng, dấu hiệu chỉ là trẻ quấy khóc, bú kém hay bỏ bú.

– Trẻ nhỏ: thường bị sốt, đau tai, hay kéo và dụi tai.

– Ở trẻ lớn và người trưởng thành: Khả năng nghe giảm sút rõ, hay có cảm giác đầy tai. Biểu hiện ít gặp hơn: ù tai, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy…

– Khi soi tai thấy:

+ Màng nhĩ đỏ, có sung huyết tai trong giai đoạn đầu.

+ Khi bệnh nặng hơn xuất hiện các cục mủ. Màng nhĩ có thể phồng lên.

+ Ở giai đoạn mạn tính: màng nhĩ thủng, giảm sốt và bớt đau tai, dịch mủ trong tai chảy ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top