Chi Duranta L. chỉ có một loài ở Việt Nam là dâm xanh.
Dâm xanh vốn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được du nhập khắp nơi. Ở Việt Nam hiện nay, cây không rõ xuất xứ từ đâu, chỉ biết rằng cây đã được nhân dân trồng làm hàng rào từ rất lâu và đã trở nên hoang dại hoá ở vùng đồi trung du và trong các lùm bụi quanh làng ở đồng bằng Bắc Bộ.
Dâm xanh là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có thể chịu được hạn do có bộ rễ phát triển. Cây sống được trên nhiều loại đất, kể cả ở vùng đất cát ven biển. Dâm xanh được trồng bằng cành, sau một năm đã ra hoa quả; các năm sau nhiều hơn, nhất là những nơi mọc được chiếu sáng nhiều.
Bộ phận dùng:
Quả và là
Cây dâm xanh chứa β – sitosterol và acid ursolic (Compendium of Indian Medicinal Plants vol. 1 (1960 – 1969). 1999).
Lá chứa scutellarein và pectolinarigenin.
Quả chứa acid oleanolic, methyl p – methoxycinnamat, methyl p – hydroxycinnamat và durantosid IV.
Cây dâm xanh còn có lamid và 3 chất iridoid – durantosid I, II và III, durantosid IV tetraacetat, durantosid I tetraacetat, pentaacetat và durantosid II tetraacetat (Compendium of Indian Medicinal Plants II (1970 – 1979), 1999].
Quả dâm xanh có vị ngọt, hơi cay, tính nóng, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu.
Lá hoạt huyết và tiêu sưng.
Quả được dùng để chữa sốt rét, chấn thương, đau ngực. Liều dùng 15 – 30g quả tươi, nghiền nát, ép lấy dịch uống. Để chữa sốt rét, có thể lấy quả, phơi khô, nghiền thành bột mịn, làm thành viên. Mỗi lần uống 0,5 – 1g, ngày 3 lần.
Lá tươi, giã nát, đắp để trị mụn nhọt, viêm da, áp xe, chấn thương tụ máu, bầm tím.
Ở Ấn Độ, nhân dân cũng dùng dịch quả dầm xanh để diệt bọ gậy muỗi, ấu trùng sâu bọ ở ao, hồ, đầm lầy.
Lấy một lượng lá tươi vừa đủ, giã nát, thêm đường phèn với lượng bằng 1/10, trộn đều hơ nóng, đắp lên chỗ tổn thương.
Lấy 15g quả tươi, giã nát, trộn với rượu, hơ nóng, chườm rồi đắp lên chỗ đau.
Chú ý: Dâm xanh có độc, phụ nữ có thai không dùng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh