✴️ Các dạng viêm họng mạn tính thường gặp

1. Các dạng thường gặp của viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính được chia làm 4 thể: viêm họng mạn tính sung huyết, viêm họng mạn tính xuất huyết, viêm họng mạn tính quá phát và viêm họng teo.

  • Viêm họng mạn tính sung huyết: niêm mạc họng bị đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mạn tính xuất huyết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi nếu bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng bị đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
  • Viêm họng mạn tính quá phát (viêm họng hạt): Niêm mạc họng đỏ và bị dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, có màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan chúng có hình dạng giống như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”.

Viêm họng mạn tính được chia làm 4 thể: viêm họng mạn tính sung huyết, viêm họng mạn tính xuất huyết, viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính được chia làm 4 thể: viêm họng mạn tính sung huyết, viêm họng mạn tính xuất huyết, viêm họng mạn tính

  • Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi khiến niêm mạc họng từ đỏ thẫm chuyển thành màu hồng sau đó nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi khiến họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hay ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

 

2. Điều trị viêm họng mạn tính

  • Viêm họng mạn tính nếu không được điều trị tích cực sẽ rất khó khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan nếu có.
  • Tích cực giảm bớt các kích thích từ bên ngoài như hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, ăn các thực phẩm cay nóng.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi bị viêm họng

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi bị viêm họng

  • Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng.
  • Vào mùa lạnh bạn cần giữ ấm vùng cổ và ngực khi ra đường.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm và bổ sung vitamin C,A,D.

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cần thường xuyên nhỏ mũi, rửa mũi 2-3 lần/ngày. Khí dung họng theo chỉ định của bác sỹ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top