1. Vì sao bị khàn tiếng?
Khàn tiếng hay đôi khi mất tiếng thực chất là sự tổn thương của thanh quản: thanh quản bị sưng, phù nề,..dẫn đến âm thanh phát ra thay đổi. Khàn tiếng có thể do các yếu tố sau:
– Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi chuyển sang lạnh gây ra các bệnh cảm cúm, sổ mũi, viêm họng,…
– Nghề phải nói nhiều: ca sĩ, diễn viên, giáo viên, dịch giả nghệ sĩ kịch, cải lương,…do đặc trưng công việc mà họ phải phát ra âm thanh nhiều, nếu quá mức sẽ gây ra tổn thương dây thanh quản dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng, viêm họng,…
– Những người sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,…
– Những người mắc các bệnh về đường hô hấp kéo dài như: viêm xoang, viêm amidan…cũng là đối tượng thường xuyên bị thay đổi giọng nói,…
Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh khàn tiếng như dùng thuốc tây y hoặc áp dụng các mẹo dân gian trị bệnh.
2. Chữa bệnh khàn tiếng
2.1. Chữa khàn tiếng bằng dân gian
– Chanh tươi: đây là loại quả được dùng nhiều làm gia vị cho các món ăn, là nước giải khát tuyệt vời,…không những thế chanh tươi còn có chữa khản tiếng. Nước chanh chứa nhiều vitamin C, kali,…vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu giúp long đờm, giảm ho và sát khuẩn hiệu quả.
– Quất và mật ong: Bạn hấp hỗn hợp quất và mật ong sau đó ngậm 3 lần/ngày. Hỗn hợp này có tác dụng giữ ấm cho cơ thể, tiêu đờm, giải nhiệt,…giảm nhanh khàn tiếng và các bệnh đường hô hấp khác như: viêm họng, viêm amidan,…
– Tỏi sống: mỗi ngày bạn nên ăn 2-3 tép tỏi sống và có thể bổ sung thêm trong các món ăn. Trong tỏi chứa nhiều chất allicin có tác dụng long đờm, diệt virus, giúp cơ thể kháng khuẩn hiệu quả. Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại giúp bạn lấy lại giọng một cách nhanh chóng nhất.
– Nước muối: Pha muối hạt với nước ấm theo tỉ lệ vừa phải. Việc súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm giúp bạn sát khuẩn, tiêu sưng đồng thời giảm dịch nhầy ứ đọng trong cổ họng giúp họng bạn thông thoáng.
Trên đây là cách chữa bệnh khàn tiếng bằng mẹo dân gian đơn giản, được nhiều người truyền tai nhau sử dụng khi bi bệnh. Những cách trị khàn tiếng này chỉ có công dụng nhất thời, có thể giúp giảm tình trạng bệnh nhưng khó có thể loại bỏ hoàn toàn.
2.2. Cách chữa bệnh khàn tiếng bằng thuốc tây y
Trong trường hợp khàn tiếng kéo dài, người bệnh nên tìm đến bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị hợp lý.
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, thuốc tiêu nhầy, thuốc chống trào ngược, và các thuốc chống viêm non- steroid.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc tự mua thuốc về chữa bệnh tại nhà. Việc dùng không đúng thuốc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh