Viêm xoang (viêm mũi xoang) là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót trong các hốc xoang – các khoang rỗng chứa khí nằm trong khối xương sọ – mặt. Bình thường, các xoang thông với hốc mũi và được dẫn lưu bởi các lỗ thông. Khi các lỗ này bị tắc do phù nề, nhiễm khuẩn hoặc dịch mủ tích tụ, sẽ dẫn đến viêm xoang.
Viêm xoang được phân loại thành:
Viêm xoang cấp tính: Thường kéo dài dưới 4 tuần.
Viêm xoang mạn tính: Kéo dài trên 12 tuần, có thể tiến triển sau nhiều đợt viêm cấp không điều trị triệt để.
Viêm xoang ở giai đoạn cấp tính không có dấu hiệu rõ ràng, sang giai đoạn mạn tính mới có dấu hiệu đặc trưng
Nhiễm trùng từ các bệnh lý vùng tai – mũi – họng: cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm VA…
Dị ứng với các yếu tố từ môi trường (phấn hoa, bụi, nấm mốc…).
Nhiễm nấm trong xoang.
Lây lan từ các ổ viêm lân cận như viêm răng hàm trên, viêm hốc mắt.
Bất thường giải phẫu: lệch vách ngăn mũi, dị vật mũi, tắc lỗ thông xoang.
Tiếp xúc lâu dài với hóa chất độc hại hoặc không khí ô nhiễm.
Suy giảm miễn dịch (HIV, tiểu đường…).
Polyp mũi gây bít tắc lỗ thông xoang.
Dị ứng mạn tính, viêm mũi dị ứng kéo dài.
Bất thường cấu trúc mũi như hẹp vách ngăn.
Nhiễm vi khuẩn, virus tái phát nhiều lần.
Bệnh nền: trào ngược dạ dày thực quản, xơ nang, tiểu đường, HIV…
Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây nên viêm xoang
Ngạt mũi, chảy dịch mũi nhiều (ban đầu dịch trong, sau đó đục hoặc vàng/xanh).
Đau nhức vùng mặt (trán, má, quanh hốc mắt).
Sốt nhẹ đến sốt cao (38–39°C).
Giảm khứu giác.
Đau rát cổ họng, ho, buồn nôn, ù tai.
Triệu chứng cơ năng:
Ngạt mũi kéo dài, thường xuyên phải thở bằng miệng.
Chảy mủ nhầy, mủ đặc kéo dài.
Đau âm ỉ vùng mặt, trán, hốc mắt.
Giảm hoặc mất khứu giác.
Hơi thở hôi, ho khan về đêm, đau đầu, mệt mỏi.
Triệu chứng thực thể (qua nội soi mũi xoang):
Xuất hiện mủ đặc hoặc nhầy tại khe giữa hoặc khe trên.
Niêm mạc phù nề hoặc thoái hóa thành polyp mũi.
Bất thường cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, cuốn mũi to…
Hình ảnh học (CT scan xoang):
Mờ xoang, dày niêm mạc.
Bịt tắc phức hợp lỗ ngách – vị trí quan trọng trong dẫn lưu xoang.
Điều trị nội khoa là lựa chọn chính, bao gồm:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng.
Thuốc thông mũi, giảm nghẹt (giới hạn thời gian dùng thuốc co mạch tại chỗ).
Kháng sinh nếu nghi ngờ viêm do vi khuẩn.
Thuốc giảm đau – hạ sốt khi cần thiết.
Theo dõi triệu chứng, khám lại nếu không cải thiện sau 5–7 ngày.
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc xịt co mạch kéo dài.
Chỉ định khi niêm mạc xoang chưa thoái hóa nhiều, lỗ thông xoang còn thông thoáng.
Bao gồm thuốc xịt corticoid mũi, kháng histamin, rửa xoang bằng dung dịch muối ưu trương, điều trị nguyên nhân (dị ứng, trào ngược…).
Chỉ định khi:
Điều trị nội khoa không đáp ứng.
Có polyp mũi, tổn thương niêm mạc lan rộng, bít tắc hoàn toàn lỗ thông xoang.
Phương pháp:
Phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS): Là tiêu chuẩn hiện nay.
Cắt polyp mũi, nạo VA (nếu có), dẫn lưu mủ xoang.
Thiết bị hiện đại:
Hệ thống nội soi mũi xoang Karl Storz (Đức) – cho hình ảnh rõ nét, chính xác.
Ưu điểm: bảo tồn niêm mạc lành, loại bỏ ổ viêm, hồi phục nhanh, ít biến chứng.
Viêm xoang là bệnh lý hô hấp phổ biến, có thể trở thành mạn tính nếu không điều trị triệt để. Việc phát hiện sớm, xác định đúng nguyên nhân và tuân thủ điều trị giúp kiểm soát tốt bệnh, giảm biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khuyến cáo:
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc xịt mũi khi chưa có chỉ định bác sĩ.
Nên thăm khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng nếu triệu chứng kéo dài >10 ngày hoặc tái phát thường xuyên.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh