Thường gặp ở trẻ nhỏ.
NGUYÊN NHÂN
Do mủ, thường mủ nhầy, chảy thường xuyên hay ứ đọng mủ lâu. Chàm từ ống tai lan ra vành tai.
Do thể địa dị ứng, chàm có thể từ đầu, cổ lan đến vành tai và ống tai ngoài.
CHẨN ĐOÁN
Da vùng tai ngoài ngứa, mẩn đỏ, mọc các mụn phỏng nhỏ chứa dịch nhầy trong. Các mụn phỏng vỡ thành các vẩy màu nâu, mỏng phủ lên trên.
Nếu chàm khô: da ngứa, mẩm đỏ, dày lên, cũng có những mảnh biểu bì nhỏ đục hoặc xám nổi thành vảy dễ bong ra.
Do ngứa nên trẻ thường hay gãi gây xây xước dễ bị nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm khuẩn với những mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, trên bề mặt có vẩy nâu cứng có thể gây viêm tấy rộng cả tổ chức dưới da vùng sau tai, thái dương.
ĐIỀU TRỊ
Tại chỗ:
Lau sạch mủ ở ống tai nếu có.
Rắc bột oxyt kẽm hoặc bôi thuốc mỡ oxyt kẽm.
Nếu nhiều dịch ướt, bôi bằng dung dịch nitrat bạc 5%.
Nếu có nhiễm khuẩn thành mủ bôi xanh mêthylen.
Bôi mỡ corticoid.
Toàn thân: tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng tốt, chống dị ứng.
PHÒNG BỆNH
Không sử dụng vật sắc nhọn, chưa được sát khuẩn ngoáy ống tai ngoài.
Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ cở y tế để lấy và vệ sinh.
Không tự động xử trí những vết trầy xước xảy ra trên bề mặt da vành tai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh