Amidan là một phần của hệ thống miễn dịch vòng Waldeyer, gồm các tổ chức lympho nằm ở cửa ngõ đường hô hấp và tiêu hóa. Amidan có chức năng sản xuất kháng thể IgG, giúp cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như virus, vi khuẩn từ mũi họng.
Khi bị tấn công quá mức bởi các tác nhân gây bệnh, amidan bị quá tải, dẫn đến tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính.
Khi virus, vi khuẩn tấn công mũi họng có thể khiến amidan bị sưng viêm, hay còn gọi là viêm amidan.
Người bệnh viêm amidan có thể gặp các biểu hiện lâm sàng sau:
Khô họng, hơi thở có mùi hôi: Do tích tụ xác vi khuẩn, bạch cầu, mô hoại tử tại hốc amidan tạo thành các chấm mủ trắng/vàng, gây tắc nghẽn, hôi miệng và cảm giác ngứa rát họng.
Amidan phì đại: Khi amidan sưng to bất thường, có thể gây:
Khó nuốt, nghẹn khi ăn
Thay đổi giọng nói, ngáy khi ngủ
Ở trẻ nhỏ: nói ngọng, thở miệng, khó thở về đêm
Chấm mủ ở hốc amidan, sưng đau hạch góc hàm, sốt nhẹ hoặc cao, đau họng lan tai.
Họng khô, hơi thở có mùi là một trong những dấu hiệu đặc trưng của viêm amidan
Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
Đau đầu, sốt cao, nổi hạch
Nôn, buồn nôn (do độc tố từ amidan xuống đường tiêu hóa)
Viêm tấy – áp xe quanh amidan: Là biến chứng cấp tính thường gặp khi viêm amidan không được điều trị triệt để. Biểu hiện gồm:
Đau họng dữ dội, khó nuốt, khó nói
Sưng lệch vòm họng, hơi thở hôi, chảy nước bọt
Sốt cao, mệt lả, đau tai kèm đau đầu
Viêm amidan có thể lan đến các vùng kế cận, gây:
Viêm tai giữa
Viêm xoang
Viêm thanh quản, viêm phế quản
Do liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A gây ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng miễn dịch – nhiễm trùng thứ phát như:
Viêm cầu thận cấp
Thấp tim (viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim)
Viêm khớp cấp (sốt thấp khớp)
Triệu chứng cảnh báo biến chứng toàn thân: sốt cao, mệt mỏi, ban đỏ da, phù chân, tiểu ít, đau khớp, đau ngực, khó thở…
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị khi viêm amidan
Viêm amidan cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp viêm amidan mạn tính, tái phát ≥5–6 lần/năm hoặc có biến chứng, có thể chỉ định cắt amidan.
Để phòng ngừa viêm amidan:
Giữ ấm vùng cổ – họng, nhất là khi thay đổi thời tiết
Hạn chế khói bụi, ô nhiễm, giữ vệ sinh răng miệng
Điều trị triệt để viêm mũi, viêm xoang, không để viêm lan xuống họng
Viêm amidan không chỉ là bệnh tai mũi họng thông thường mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim, thận và khớp. Việc phát hiện và điều trị sớm là yếu tố then chốt trong kiểm soát bệnh và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh