Thận có khả năng bù trừ. Khi một quả thận suy giảm chức năng, thì quả thận bên đối diện có thể tăng hoạt động để bù trừ. Do đó, những bệnh lí về thận thường rất kín đáo, khó phát hiện. Cách bảo vệ tốt nhất cho thận là kiểm soát đường huyết và huyết áp. Tiểu đường và tăng huyết áp là hai thủ phạm chính trong số 2/3 bệnh nhân suy thận.
Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ vào hàng năm để phát hiện kịp thời các vấn đề trong cơ thể. Nếu đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng lên thận như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), một số loại kháng sinh, thuốc chứa i-ốt hoặc lithium,… thì cần có sự tham vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Trong trường hợp có một trong số dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi kiểm tra ngay mà không cần đợi đến buổi khám định kỳ hàng năm.
Thận đóng vai trò trong việc đào thải các chất thải qua nước tiểu. Khi thận suy giảm chức năng các chất không được đào thải, mà được giữ lại, tăng tích nước trong các mô, gây phù và tăng cân.
Khi thận giảm hoạt động, tăng tích nước trong các mô, lượng nước đào thải (nước tiểu) cũng vì đó sẽ giảm, dù bạn có uống nhiều nước.
Một trong những chức năng của thận cần được kể đến là điều hòa nồng độ hemoglobin trong máu. Khi chức năng này giảm, cơ thể có những dấu hiệu thiếu máu, gây ra những triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ.
Triệu chứng này được giải thích do sự tích tụ quá lâu các chất độc, chất thải trong cơ thể gây rối loạn hoạt động của dạ dày và não bộ.
Khi thận bị tổn thương, chức năng điều khiển huyết áp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Áp lực trong mạch máu luôn ở mức cao, gây hại cho các mạch máu đến thận, càng làm tình trạng suy thận thêm trầm trọng.
Thận điều hòa lượng kali trong máu. Kali là ion chính trong tế bào chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của hệ cơ tim bằng cách tạo ra và dẫn truyền xung động. Do vậy, nồng độ kali thay đổi có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh