✴️ Ung thư đại tràng (Phần 1)

Nội dung

Trong ung thư đại tràng, nhóm này thường bao gồm phẫu thuật viên, bác sĩ Nội khoa ung thư, bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ Nội Tiêu hóa và đôi khi cả Bác sĩ Giải phẫu bệnh. Nhóm chăm sóc ung thư theo nghĩa rộng hơn còn có các chuyên viên chăm sóc sức khỏe khác nhau như điều dưỡng chuyên về ung thư, dược sĩ, tư vấn viên, chuyên gia dinh dưỡng, nhân viên công tác xã hội, và nhiều chuyên viên khác.

I. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Trong chăm sóc ung thư, các bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau sẽ làm việc cùng nhau để lên kế hoạch điều trị tổng quan, thường bao gồm hay phối hợp các loại điều trị khác nhau. Điều này được gọi là “Nhóm đa chuyên ngành” (Multidisciplinary team). Trong ung thư đại tràng, nhóm này thường bao gồm phẫu thuật viên, bác sĩ Nội khoa ung thư, bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ Nội Tiêu hóa và đôi khi cả Bác sĩ Giải phẫu bệnh. Nhóm chăm sóc ung thư theo nghĩa rộng hơn còn có các chuyên viên chăm sóc sức khỏe khác nhau như điều dưỡng chuyên về ung thư, dược sĩ, tư vấn viên, chuyên gia dinh dưỡng, nhân viên công tác xã hội, và nhiều chuyên viên khác.

Những phương pháp điều trị ung thư đại tràng phổ biến nhất sẽ được liệt kê kèm theo những giải thích ngắn gọn về các phương pháp điều trị theo từng giai đoạn. Các lựa chọn điều trị và những khuyến cáo phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của ung thư, các tác dụng phụ có thể xảy ra, ý muốn của bệnh nhân và tổng trạng sức khỏe. Kế hoạch chăm sóc cũng có thể bao gồm các phương pháp điều trị triệu chứng và tác dụng phụ/ngoại ý, hay còn gọi là Chăm sóc giảm nhẹ vốn là phần quan trọng của chăm sóc bệnh nhân ung thư. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về tất cả các phương pháp điều trị chính thống và hỏi thêm bác sĩ về những vấn đề bạn chưa hiểu rõ ràng. Hãy nói chuyện với bác sĩ về mục tiêu điều trị của mỗi giai đoạn và việc đưa ra quyết định điều trị.

Lưu ý rằng mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt và không có phương pháp nào áp dụng được cho tất cả các bệnh nhân. Những yếu tố sau đây thường được cân nhắc để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho mỗi bệnh nhân.

II. TUỔI TÁC

  • Các bệnh đi kèm
  • Tổng trạng của bệnh nhân
  • Những tác dụng phụ và độc tính của phương pháp điều trị
  • Những thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
  • Chế độ dinh dưỡng và sự hỗ trợ của cộng đồng
  • Ý muốn của bệnh nhân
  • Lựa chọn điều trị theo giai đoạn

Nói chung, giai đoạn 0, I, II và III thường có thể chữa lành bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng giai đoạn III, và một số ít bệnh nhân giai đoạn II nên được hóa trị bổ trợ sau mổ để tăng cơ hội loại bỏ căn bệnh này. Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II và III cũng nên được điều trị bằng xạ trị trước hoặc sau mổ. Giai đoạn IV thường không chữa khỏi được, nhưng sự tiến triển của ung thư và các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát.

Giai đoạn 0 ung thư đại trực tràng

Cách điều trị thông thường là cắt bỏ polyp qua nội soi đại tràng (mổ nội soi mềm). Đây là cách cắt gọn gàng bằng các dụng cụ nhỏ thông qua ống nội soi mềm luồn qua đường hậu môn. Cách mổ kiểu này không cần rạch thành bụng. Polyp cắt ra sẽ được bác sĩ giải phẫu bệnh kiểm tra kỹ dưới kính hiển vi. Nếu polyp không được cắt sạch hoàn toàn, bác sĩ sẽ có thể đề nghị mổ bổ sung.

Giai đoạn I ung thư đại trực tràng

Cách điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ khối u và hạch bạch huyết xung quanh. Có hai cách mổ: Mổ hở hoặc mổ nội soi.

Giai đoạn II ung thư đại trực tràng

Cách điều trị thông thường là Phẫu thuật. Bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn II nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa xem có cần hóa trị bổ trợ không. Hóa trị bổ trợ là điều trị sau phẫu thuật nhằm cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn lại nào. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa lành nhờ phẫu thuật đơn lẻ là khá tốt, và hóa trị bổ trợ không có nhiều lợi ích cho giai đoạn này, trừ phi có các yếu tố nguy cơ tái phát cao. Một thử nghiệm lâm sàng cũng là một lựa chọn sau khi phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, điều trị xạ trị thường được kết hợp với hóa trị liệu, trước hoặc sau khi phẫu thuật. Hóa trị hỗ trợ có thể được đưa ra sau khi phẫu thuật là tốt.

Giai đoạn III ung thư đại trực tràng

Điều trị thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u, tiếp đó là hóa trị bổ trợ sau mổ để giảm tái phát và tăng tỉ lệ sống sót. Đối với bệnh nhân ung thư trực tràng, xạ trị có thể được dùng cùng với hóa trị trước hoặc sau ca mổ, cùng với hóa trị bổ trợ tiếp đó.

Di căn (giai đoạn IV) ung thư đại trực tràng di căn

Nếu ung thư lan sang một phần khác trong cơ thể từ nơi nó bắt đầu, các bác sĩ gọi đó là ung thư di căn. Ung thư đại trực tràng có thể lây lan đến các cơ quan ở xa, chẳng hạn như gan, phổi, mô được gọi là phúc mạc lót bên trong bụng, hoặc buồng trứng của người phụ nữ. Nếu điều này xảy ra, bạn nên trao đổi với các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị giai đoạn ung thư này. Các bác sĩ có thể có những ý kiến khác nhau về kế hoạch điều trị tiêu chuẩn tốt nhất. Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng có thể là một lựa chọn. Tìm hiểu thêm về nhận ý kiến thứ hai trước khi bắt đầu điều trị, vì vậy bạn cảm thấy thoải mái với kế hoạch điều trị đã chọn của mình.

Kế hoạch điều trị sẽ thường là hóa trị, nhưng cũng có thể kết hợp phẫu thuật, xạ trị khi cần thiết để làm chậm sự lây lan của bệnh và thường tạm thời thu nhỏ khối u ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ cũng sẽ rất quan trọng để giúp giảm các triệu chứng và tác dụng phụ.

Ở giai đoạn này, phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư không giúp chữa lành bệnh, nhưng nó có thể giúp làm giảm tắc ruột hoặc các vấn đề khác do khối u gây ra. Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng (trước hóa trị hoặc sau hóa trị) để loại bỏ một phần các cơ quan bị ung thư di căn (như gan, phổi) và có thể giúp một số bệnh nhân chữa lành nếu hóa trị kết hợp cho kết quả tốt. Ngay cả khi việc chữa lành là không thể, phẫu thuật có thể  kéo dài cuộc sống thêm vài tháng hoặc thậm chí vài năm cho bệnh nhân. Xác định lợi ích của phẫu thuật ở giai đoạn này thường là một quá trình phức tạp; các bác sĩ của nhiều chuyên khoa sẽ cùng làm việc để lên kế hoạch điều trị tốt nhất.

Đối với hầu hết bệnh nhân, chẩn đoán ung thư di căn thường gây căng thẳng và đôi khi rất khó chịu. Bệnh nhân và gia đình nên biểu lộ cảm xúc với các bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội, hoặc các thành viên khác của nhóm chăm sóc sức khỏe. Việc nói chuyện với các bệnh nhân khác cũng rất hữu ích.

Xem tiếp: Ung thư đại tràng phần 2

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top