Hắng giọng thường do cảm giác vướng víu sau cổ họng. Nhiều nguyên nhân có thể gây hắng giọng thường xuyên như dị ứng, trào ngược axit, do tác dụng phụ của thuốc hay thói quen ăn uống. Mặc dù không phải là một tình trạng bệnh lý, nhưng đây có thể là một triệu chứng của các vấn đề, tình trạng kể trên.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hắng giọng thường xuyên, khi nào cần gặp bác sĩ và các phương pháp điều trị chung cho tình trạng này.
Thông thường các xoang, cổ họng và mũi đều tiết ra chất nhầy và chúng ta thường nuốt vào một cách vô thức. Tuy nhiên, khi chất nhầy bắt đầu tích tụ với lượng nhiều hoặc chảy xuống phía sau cổ họng, khi đó được gọi là tình trạng chảy dịch sau mũi. Nguyên nhân của chảy dịch mũi sau bao gồm nhiễm trùng, dị ứng và trào ngược axit.
Ngoài việc cảm thấy cần phải hắng giọng để làm sạch cổ họng thường xuyên, một người bị chảy dịch mũi sau cũng có thể gặp phải:
Điều trị nguyên nhân gây chảy dịch sau mũi là cách tốt nhất để giảm tình trạng hắng giọng và các triệu chứng khác. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Các phương pháp khác để giảm chảy nước mũi sau bao gồm uống đủ nước và sử dụng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi.
Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy dịch sau mũi là dị ứng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra các triệu chứng, từ đó có các phương pháp nhằm cải thiện tình trạng này.
Một dạng trào ngược được gọi là trào ngược họng - thanh quản (LPR) thường gây ra hắng giọng thường xuyên. Tình trạng này xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, vào thanh quản và hầu, dẫn đến kích ứng cổ họng. Các triệu chứng kèm theo của trào ngược họng – thanh quản có thể bao gồm:
Việc điều trị trào ngược họng – thanh quản cũng giống như cách điều trị cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và bao gồm thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton.
Các biện pháp can thiệp vào lối sống cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng bao gồm:
Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với sự hiện diện của các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm phấn hoa, bụi và lông động vật.
Dị ứng mũi có thể dẫn đến sản xuất dịch nhầy quá mức, gây hắng giọng thường xuyên.
Các triệu chứng khác của dị ứng cổ họng bao gồm:
Một số phương pháp điều trị dị ứng mũi là:
Nhiều người muốn sử dụng thuốc thông mũi để giảm đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, những loại thuốc này không thích hợp để sử dụng lâu dài do có nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết áp cao, đau tim và đột quỵ.
Nếu một người có các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng và các phương pháp điều trị theo đơn không giúp ích, các bác sĩ có thể đề nghị tiêm phòng dị ứng. Ngoài ra, có thể giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng bằng cách tránh các chất gây dị ứng đã biết.
Khó nuốt có thể do các vấn đề thần kinh hoặc bất thường về cấu trúc bên trong cơ thể. Những vấn đề này cũng có thể là kết quả của chứng trào ngược axit nghiêm trọng.
Khó nuốt có thể dẫn đến ngứa họng và hắng giọng thường xuyên. Đối với trào ngược axit. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:
Việc điều trị chứng khó nuốt tùy thuộc vào nguyên nhân. Biện pháp khắc phục có thể bao gồm:
Các bác sĩ thường kê đơn thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) để điều trị huyết áp cao nhưng những loại thuốc này có thể gây nghẹt mũi và chảy nước mũi sau, khiến người bệnh phải hắng giọng thường xuyên.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra liệu hắng giọng có phải là tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển hay không.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng có tới 15% những người dùng những loại thuốc này bị ho mãn tính. Nguyên nhân cơ bản của ho có thể dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi sau và thường xuyên phải hắng giọng.
Bất kỳ ai gặp bất kỳ tác dụng phụ liên quan hoặc khó chịu nào của thuốc nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc thay đổi liều lượng hoặc chuyển đổi phương pháp điều trị.
Một số trường hợp có thể cảm hắng giọng sau khi ăn. Khi ăn, một số thức ăn có thể dính trong cổ họng và gây cảm giác vướng víu, dẫn đến tình trạng hắng giọng thường xuyên.
Thức ăn cũng có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng trên. Ví dụ, một người có thể có phản ứng dị ứng với thứ mà họ đã ăn, dẫn đến kích ứng hoặc thức ăn cay có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng chảy mủ mũi hiện có.
Các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn chức năng hầu họng và Zenker diverticulum, có thể làm cản trở thức ăn đi qua thực quản. Sự tắc nghẽn này có thể dẫn đến kích ứng và gây hắng giọng.
Nếu thường xuyên phải hắng giọng sau khi ăn, những thay đổi nhỏ trong thói quen có thể hữu ích, chẳng hạn như nhai thức ăn kỹ hơn hoặc ăn các loại thức ăn mềm hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng ăn uống làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh từ trước, thì việc điều trị nguyên nhân cơ bản của việc hắng giọng thường xuyên sẽ là biện pháp tốt nhất.
TIC là những cơn co giật, giọng nói hoặc chuyển động đột ngột, lặp đi lặp lại mà một người không thể kiểm soát được. Có ba loại rối loạn TIC chính:
Theo một nghiên cứu năm 2015, hắng giọng là một trong 5 triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn TIC. Nguyên nhân của những rối loạn này là không rõ ràng, nhưng chúng dường như có tính di truyền và xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Các triệu chứng khác của rối loạn TIC có thể rất khác nhau nhưng có thể bao gồm:
Điều trị sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường, điều trị bằng thuốc và liệu pháp hành vi thường có thể mang lại hiệu quả.
Khi các khối u bất thường chẳng hạn như polyp, nốt hoặc nang – hình thành trên dây thanh âm, sẽ gây ra cảm giác vướng víu ở phía sau cổ họng. Khi không biết đây là vấn đề thực thể, người mắc phải có thể cố gắng hắng giọng để cố gắng loại bỏ đối sự vướng víu này.
Nguyên nhân của những sự tăng trưởng này có thể bao gồm:
Các triệu chứng của tăng trưởng dây thanh âm cũng có thể bao gồm:
Đầu tiên, bác sĩ thường điều trị nguyên nhân cơ bản của sự phát triển. Sau đó, có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị. Một số trường hợp có thể cần hỗ trợ bằng các liệu pháp ngôn ngữ.
Nếu việc hắng giọng thường xuyên gây lo lắng hoặc khó chịu, nên đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng hắng giọng thường xuyên kèm theo các triệu chứng như:
Việc thông cổ họng thường chỉ cần nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc gây khó chịu. Cách tốt nhất để giảm hoặc ngăn ngừa hắng giọng là giải quyết các nguyên nhân cơ bản.
Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa cho việc hắng giọng thường xuyên bao gồm:
Hắng giọng là một phản ứng tự nhiên đối với sự kích thích hoặc cảm giác vướng víu ở phía sau cổ họng. Ngoài ra, đây cũng có thể là một thói quen có ý thức hoặc vô thức.
Hắng giọng thường xuyên đôi khi có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe bao gồm dị ứng mũi, trào ngược axit, tăng trưởng bất thường dây thanh âm và rối loạn TIC.
Nếu triệu chứng này dai dẳng hoặc gây khó chịu, nên đi khám bác sĩ. Mặc dù các lựa chọn điều trị y tế sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, nhưng việc uống nhiều nước và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cũng có thể giúp cải thiện vấn đề này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh