Hạt xơ dây thanh là tổn thương ở dây thanh quản khiến người bệnh khó phát âm, khản tiếng khi nói. Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh hạt xơ dây thanh quản, trong đó phẫu thuật nội soi là có nhiều ưu việt hơn.
Hạt xơ dây thanh quản là tình trạng cổ họng bị tổn thương ở dây thanh quản. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục và dày đặc như những người làm các nghề như giáo viên, diễn giả, người dẫn chương trình, ca sĩ,… Hạt dây thanh thường có dạng khối nhỏ, mọc đối xứng ở 1/3 giữa dây thanh hai bên.
Thông thường, hạt xơ dây thanh không gây đau họng mà chỉ dẫn đến khàn giọng. Bên cạnh đó người bệnh còn xuất hiện triệu chứng như phát âm nặng nề, hụt hơi, nói phải gắng hết sức kèm theo triệu chứng đau ngực. Nếu người bệnh bị kèm các bệnh viêm họng, cảm lạnh, hay la hét quá to,… sẽ khiến cho tình trạng khàn giọng trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh hạt xơ dây thanh quản rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh không thể dùng thuốc hay tự nhiên khỏi mà cần được phẫu thuật loại bỏ hạt xơ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạt xơ dây thanh quản, trong đó phải kể tới:
– Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị dứt điểm.
– Nói nhiều, nói to, nói liên tục trong nhiều giờ liền.
– Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
– Mắc bệnh viêm họng, viêm xoang mạn hay mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
Tùy vào tình trạng người bệnh mà có phương pháp điều trị hạt xơ dây thanh quản khác nhau. Có 2 phương pháp điều trị chính:
Khi hạt xơ dây thanh còn nhỏ, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh, súc họng bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó người bệnh tránh nói to, uống nước lạnh, khói thuốc, tránh uống rượu và hóa chất, đề phòng khô họng…
Trường hợp hạt xơ dây thanh quản to, bác sĩ thường chỉ định cho phẫu thuật nội soi bóc tách, trả lại sự rung động mềm mại của dây thanh.
Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh quản, tình trạng khàn tiếng có thể tái phát nên người bệnh cần hạn chế nói trong một thời gian để dây thanh quản được phục hồi. Nếu phải thường xuyên nói nhiều, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.
Bên cạnh đó, luyện âm là phương pháp quan trọng sau phẫu thuật giúp dây thanh trở nên mềm mại, uyển chuyển trở lại, cải thiện chất lượng giọng nói. Việc tập luyện phát âm cần kiên trì của người bệnh và sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để tìm lại giọng nói trong sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh