✴️ Điều trị viêm amidan cấp kịp thời, triệt để nhanh chóng

Nội dung

Viêm amidan rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em. Tỷ lệ bị bệnh khoảng 10% dân số.
Viêm amidan cấp là tổn thương viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của tuyến amidan khẩu cái, thường do virut hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virut gây bệnh thì thường là nhẹ. Trái lại nếu do vi khuẩn thì bệnh nặng, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì càng nặng. Bệnh rất hay gặp ở trẻ em và thiếu niên.

dieu-tri-viem-amidan-cap

Viêm amidan cấp là tổn thương viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của tuyến amidan khẩu cái, thường do virut hoặc vi khuẩn gây nên

Khi bị viêm amidan cấp, người bệnh sẽ có những triệu chứng như khởi bệnh đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 – 39 độ C, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ. Bệnh nhân nuốt đau, nuốt vướng, có cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan, đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho. Người bệnh còn có triệu chứng khó thở, thở khò khè, ngáy to.
Khi viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản, gây ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
Thông thường, khi bị viêm amidan cấp, sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh sẽ diễn biến khoảng 1 tuần, sau 3 – 4 ngày thì bệnh nhân hết sốt, các triệu chứng cơ năng giảm dần. Nhưng bệnh hay tái phát và có thể gây nên các biến chứng như:

dieu-tri-viem-amidan-cap1

Nếu không điều trị sớm bệnh viêm amidan cấp có thể tiến triển thành mạn tính

– Tại chỗ: gây áp xe quanh amidan hay áp xe thành bên họng.
– Kế cận: thường gây viêm mũi họng, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản cấp, ở trẻ em hay gặp viêm khí – phế quản.
– Xa: có thể gây viêm cầu thận ở trẻ em, thấp khớp cấp. Với loại liên cầu tan huyết beta nhóm A thì dễ gây nên thấp tim.
Nếu không có cách điều trị viêm amidan cấp kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính. Lúc này việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.

dieu-tri-viem-amidan-cap3

Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa bệnh phù hợp

Thông thường, để điều trị viêm amidan cấp chủ yếu là dùng thuốc. Các loại thuốc kháng sinh, toàn thân như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine…Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol. Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề, thuốc giảm ho.
Ngoài ra, người bệnh viêm amidan cấp cần chú ý chăm sóc sức khỏe hàng ngày bằng cách súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, chú ý ăn uống đều đặn với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp bệnh nhân viêm amidan mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được lời khuyên chính xác xem có cần cắt amidan không.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top