1. Viêm xoang là bệnh gì?
Bên trong khối xương sọ có một hốc rỗng được gọi là xoang. Niêm mạc lót xoang có một lớp mô mềm. Lớp niêm mạc này sẽ chứa không khí và rất sạch sẽ. Khi các hốc rỗng bị bít tắt, có chứa dịch nhầy sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị viêm nhiễm.
Dựa vào thời gian bị bệnh, viêm xoang được chia làm 4 loại sau:
– Viêm xoang cấp tính: Bệnh nhân có cảm biểu hiện tương tự như cảm lạnh: Sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, cảm giác vùng mặt đau nhức,…Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và kéo dài tối đa khoảng 4 tuần.
– Viêm xoang bán cấp: Thời gian bị viêm xoang kéo dài khoảng 4 – 8 tuần.
– Viêm xoang mạn tính: Có các triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn 8 tuần.
– Viêm xoang tái phát: Tái phát nhiều lần trong khoảng thời gian 1 năm.
2. Triệu chứng của viêm xoang
Triệu chứng của viêm xoang thường không rõ ràng nên thường khá khó khăn trong việc phát hiện ra bệnh lý. Chỉ khi bước vào giai đoạn nặng, bệnh lý này mới có những biểu hiện rõ ràng như:
– Cảm thấy đau nhức.
– Có hiện tượng chảy dịch.
– Mũi bị nghẹt, cảm giác khó thở, chức năng khứu giác suy giảm.
– Dịch mũi chảy xuống cổ họng.
– Nước mũi ở thể đặc và có màu vàng, xanh.
– Hơi thở có mùi.
– Có thể bị sốt (thường khoảng trên 38.5 độ C).
3. Chẩn đoán viêm xoang mũi.
Trước khi tiến hành điều trị xoang mũi, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng những kỹ thuật như:
3.1 Nội soi mũi
Bác sĩ tiến hành luồn qua mũi bệnh nhân một ống mỏng, dẻo có gắn sợi ánh sáng để kiểm tra trực quản trong xoang.
3.2 Chẩn đoán hình ảnh
Tiến hành chụp CT hoặc MRI sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết ở xoang và vùng mũi. Việc chẩn đoán hình ảnh thường được thực hiện để xác định được những bất thường hoặc khi nghi ngờ có biến chứng.
3.3 Xét nghiệm vi sinh mũi và xoang
Phương pháp này thường không được chỉ định khi người bệnh bị viêm xoang cấp tính. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân đã điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm và có xu hướng xấu đi, phương pháp nuôi cấy vi khuẩn sẽ được thực hiện giúp xác định được nguyên nhân gây nên nhiễm trùng.
3.4 Xét nghiệm dị ứng
Nếu dựa vào những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm xoang cấp tính thì sẽ yêu cầu kiểm tra da dị ứng bằng phương pháp thử nghiệm da an toàn. Phương pháp này giúp xác định được nguyên nhân gây nên dị ứng để có hướng điều trị phù hợp.
4. Phương pháp hút xoang mũi là gì?
Sau quá trình chẩn đoán và xác định được bệnh nhân bị viêm xoang mũi, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp với mức độ viêm xoang. Một trong những phương pháp đó là hút mũi xoang.
Phương pháp này được thực hiện bằng việc sử dụng kim bơm để đưa vào xoang với chức năng hút chất dịch từ trong xoang ra. Đây là một phương pháp phổ biến tuy nhiên cần lưu ý rằng hút xoang chỉ giúp giảm triệu chứng, không có tác dụng trong việc điều trị dứt điểm.
5. Cần lưu ý gì khi thực hiện hút xoang mũi
Để thực hiện hút đúng cách, cần lưu ý những điều sau:
– Dụng cụ hút mũi cần được giữ vệ sinh và khử trùng theo đúng quy định.
– Dùng xà phòng sát khuẩn vệ sinh sạch sẽ tay.
– Tránh việc lạm dụng hút xoang mũi.
– Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải được bác sĩ hướng dẫn cẩn thận trước khi tiến hành hút dịch xoang mũi.
6. Các bước thực hiện hút xoang mũi
6.1 Dụng cụ cần thiết
Việc hút xoang mũi cần phải chuẩn bị những dụng cụ như:
– Máy/dụng cụ hút mũi.
– Nước muối sinh lý 0.9%.
– Các loại thuốc hỗ trợ, khăn giấy khi cần.
6.2 Quy trình thực hiện hút xoang mũi
Bước 1
– Người bệnh chọn 1 trong 2 tư thế: nằm hoặc ngửa đầu ra sau khoảng 15 độ.
– Người hút dịch đứng tư thế đối diện với người bệnh, vị trí cao hơn khoảng 20cm.
Bước 2
Bóp nhẹ thân bình hút mũi và đưa máy từ từ vào trong mũi rồi nhẹ nhàng thả tay ra để hút được dịch mũi. Cần lưu ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để điều chỉnh lực hút/áp lực phù hợp.
Bước 3
Dùng nước muối sinh lý bơm vào mũi, giữa trong mũi khoảng 30s, sau đó cúi đầu xuống để nước muối theo dịch mũi chảy ra ngoài.
Bước 4:
Dùng khăn giấy để lau khô mũi, súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hút mũi.
7. Một số phương pháp làm sạch xoang khác
7.1 Chọc rửa xoang – hút xoang nội soi
Dùng kim bơm bơm nước muối sinh lý vào xoang để đẩy hết mủ viêm bên trong ra ngoài và làm sạch xoang. Phương pháp này vô cùng phổ biến và mang đến hiệu quả điều trị cao.
7.2 Hút xoang dưới áp lực
Hút xoang dưới áp lực thường được áp dụng cho người viêm xoang mạn tính, được thực hiện bằng cách đưa thuốc vào bên trong xoang. Liệu trình này sẽ được thực hiện nhiều lần tùy vào mức độ viêm xoang của người bệnh.
8. Cần làm gì nếu hút xoang mũi không hiệu quả?
Do hút xoang mũi không phải là biện pháp có thể điều trị dứt điểm bệnh lý viêm xoang nên nếu sau khi hút xoang mũi, bệnh vẫn tái phát và có dấu hiệu nặng hơn, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên môn thăm khám và chỉ định dùng phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh