✴️ Khàn tiếng là gì? Nguyên nhân do đâu?

Nội dung

1. Khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng là tình trạng giọng nói bị khàn, thô ráp, thều thào, âm thanh phát ra không được mượt mà. Hiện tượng này xảy ra do sự bất thường của dây thanh nằm bên trong thanh quản. Khi nói, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm rung dây thanh quản, giúp phát ra tiếng. Vì vậy, khi dây thanh quản không còn rung động nữa hoặc rung yếu, người đó đã bị khàn tiếng.

 

1.1. Nguyên nhân gây khàn tiếng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng. Dưới đây là những lý do chủ yếu:

– Viêm thanh quản: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây khàn tiếng. Những người làm nghề thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáo viên, huấn luyện viên, ca sĩ, hoạt náo viên, nhân viên bán hàng…

– Viêm họng, viêm amidan: Khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển giao mùa, cổ họng của bạn rất dễ bị tổn thương mà dẫn đến tình trạng khàn tiếng, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. 

– U nang dây thanh âm: Khối u phát triển trên dây thanh âm khiến bạn bị khàn giọng. Những người hay lạm dụng giọng nói thường nguy cơ có polyp cao hơn những người bình thường.

– Dị ứng: Tình trạng dị ứng gây chảy nước mũi, hắt xì hơi có thể khiến cổ họng bạn bị khàn tiếng.

– Trào ngược dạ dày: Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên dây thanh âm.

– Mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp: Do tuyến giáp nằm ở vị trí cổ mà khi suy giáp không kịp điều trị sẽ ảnh hưởng đến dây thanh quản, dẫn đến khàn tiếng.

– Thói quen hút thuốc: Những người có thói quen hút thuốc nguy cơ bị khàn tiếng cao hơn do viêm đường hô hấp.

– Ung thư: Các bệnh ung thư thanh quản, ung thư cổ họng và u lympho thường có triệu chứng ban đầu là khàn giọng.

– Chấn thương ở các vùng họng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động thì việc phẫu thuật nội soi phế quản có thể chèn ép lên dây thanh quản, gây khàn tiếng.

– Liệt dây thần kinh quản

khàn tiếng là gì

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh gây khàn tiếng

 

1.2. Các biến chứng nguy hiểm của khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng, thực chất không phải là một loại bệnh lý nguy hiểm, gây nghiêm trọng nặng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng khản đặc giọng kéo dài hơn 10 ngày bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. 

Tuy nhiên, khàn tiếng kéo dài mà không có biện pháp điều trị sẽ gây ra những biến chứng đáng ngại. Nếu thấy có dấu hiệu mất tiếng đột ngột đi kèm với sổ mũi, chảy nước mắt nhiều bạn nên đi khám ngay để được tư vấn kỹ lưỡng về các dấu hiệu bệnh lý bởi rất có thể bạn sẽ mắc những bệnh nguy hiểm như viêm họng mạn tính hay ung thư vòm họng.    

 

2. Phương pháp điều trị khàn tiếng

Việc điều trị khàn tiếng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng trường hợp bệnh nhân. Hầu hết khàn tiếng đều có thể tự khỏi sau 2 tuần nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài quá lâu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị trực tiếp: 

Điều trị tại chỗ thanh quản: 

– Xông hơi ở họng với nước nóng và tinh dầu, thuốc

– Sử dụng khí dung để điều trị khàn tiếng. Trước hết, để ống khí dung qua đường mũi hoặc miệng. Bệnh nhân cần phải thở sâu và dài để khí thuốc đi vào thanh quản.

– Chấm thuốc thanh quản: Thực hiện nội soi thanh quản và có que được quấn chặt bông chứa thuốc kháng sinh, dung dịch corticoid…Đưa bông chấm vào từng thanh môn trên mặt 2 dây thanh.

– Bơm thuốc vào thanh quản: Dùng kim tiêm bơm thuốc thẳng trực tiếp lên mặt 2 dây thanh.

thế nào là khàn tiếng

Dùng kim tiêm bơm thẳng lên 2 dây thanh quản

Uống thuốc điều trị khàn tiếng

– Thường là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng cổ họng, dây thanh quản

– Điều trị bằng thuốc giảm viêm, chống phù nề

– Bổ sung vitamin B, C để hỗ trợ tăng cường đề kháng cơ thể

khản tiếng là gì

Sử dụng thuốc giảm viêm, chống phù nề để điều trị khản tiếng

Phẫu thuật để loại bỏ khàn tiếng ở dây thanh quản

– Loại bỏ tổn thương, giả mạc

– Cắt bỏ khối u

– Cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dây thanh quản

Mẹo phòng tránh khàn tiếng

– Uống nhiều nước lọc: Bởi vì khàn tiếng thường gây ra tình trạng miệng khô, rát họng. Đảm bảo mỗi ngày 2 lít nước vào cơ thể để giữ ẩm họng

– Hạn chế đồ uống làm mất nước cơ thể: như cà phê, các đồ uống có cồn như rượu bia…

– Không hút thuốc: Hít nhiều khói thuốc có thể làm kích ứng dây thanh quản và làm khô họng

– Làm ẩm không khí trong nhà

– Hạn chế nói nhiều, nói to: Đối với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nên áp dụng một vài phương pháp giao tiếp hiệu quả để tránh phải nói nhiều.

– Vệ sinh cổ họng sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh

– Không hắng cổ họng nhiều

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý vị nắm rõ bệnh khàn tiếng là gì và cách phòng tránh tái phát khàn tiếng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top