Hạch ở mang tai là một trong những biểu hiện bất thường của cơ thể. Tình trạng này cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Do đó bạn cần hết sức lưu ý khi cơ thể nổi hạch ở bất kỳ cơ quan nào, đặc biệt là hạch tai. Vậy nổi hạch mang tai là gì và có nguy hiểm không?
Hạch có tên khoa học là hạch bạch huyết, chúng thường xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, hạch thường xuất hiện nhiều nhất ở nách, cổ, bẹn, tai…
Những viên hạch này có chức năng như một trạm kiểm soát an ninh. Chúng chứa nhiều tế bào bạch cầu ( một tế bào cò trong máu) và có chức năng phát hiện, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Đặc biệt, hạch bạch huyết còn có thể lọc được dịch bạch huyết, hạt này khi sưng lên có nghĩa là tích tụ xác vi khuẩn, virus lạ gây nên bệnh và các tế bào chết.
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng, bản chất của hạch bạch huyết là hoàn toàn có lợi. Tuy nhiên, khi hiện tượng hạch nổi lên là báo hiệu tình trạng sức khỏe đang bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh. Dựa vào những biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và phát hiện ra bệnh sớm.
Trường hợp hạch tai là hiện tượng thường gặp. Hạch mang tai thường có kích thước không quá lớn, chúng chỉ bé bằng những hạt đậu xanh, những hạt hạch này rất dễ làm chúng ta nhầm tưởng là mụn trứng cá sau tai.
Dưới đây là những tác nhân gây nổi hạch ở sau tai phải kể đến như:
– Do người bệnh bị rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch.
– Cơ thể của người bệnh bị nhiễm trùng và xuất hiện các vi khuẩn có hại cho cơ thể.
– Do hiện tượng ung thư đã đến giai đoạn cuối (di căn).
– Do mắc các bệnh nghiêm trọng như: HIV, viêm xương khớp, gout, nhiễm trùng răng, viêm họng, viêm xoang, biến chứng của bệnh cảm cúm…
– Bên cạnh đó, biến chứng của bệnh lao cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng hạch ở mang tai.
– Với những trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu thì hiện tượng nổi hạch tai cũng rất phổ biến và không liên quan đến các biến chứng của các bệnh kể trên.
Theo ý kiến của các chuyên gia, hạch sau tai ở một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, những viên hạch này có kích thước nhỏ, thường không gây đau đơn nên người bệnh rất khó để có thể phát hiện ra tình trạng này cũng như nhận biết dấu hiệu của bệnh ung thư.
Hạch ở sau tai cũng là một trong những loại hạch bạch huyết. Do đó, khi các viên hạch này sưng lên đồng nghĩa với việc hệ bạch huyết đang gặp vấn đề bất thường.
Bạch huyết là trạm kiểm soát an ninh của cơ thể có chức năng là tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây hại cho cơ thể. Khi hệ bạch huyết gặp vấn đề thì các hạt hạch sưng to lên ở cổ và sau tai.
Như vậy, nếu người bệnh xuất hiện các hạch ở sau tai thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi, chẩn đoán các bất thường của cơ thể và kịp thời xử lý.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạch nổi ở mang tai cũng có thể do nguyên nhân từ các bệnh lý như u nang bã nhờn gây ra. Các cục u này dễ được hình thành từ những vị trí tuyến bã nhờn bị tổn hại.
Bên cạnh đó, hệ thống tuyến bã nhờn không hoạt động tốt, quá trình tổng hợp, phân giải gặp vấn đề cũng khiến hình thành các u cục và các hạch ở vùng sau tai, cổ…
Hạch sau tai còn cảnh báo dấu hiệu tuyến bã nhờn bị một số tổn thương như: rách, xước, mụn bọc, mụn trứng cá…
Hạch ở vùng mang tai còn có khả năng do các tế bào chết, vi khuẩn có hại ứ đọng lại ở các bạch huyết vùng này.
Nhiễm trùng ở các vùng này cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như: thủy đậu, sởi, viêm họng, viêm amidan, viêm vú…
Do đó, cần có những biện pháp điều trị tích cực u, hạch tai sớm nhất nếu có thể trước khi chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Để hạch bạch huyết nói chung và hạch tai nói riêng được duy trì thay vì gây hại cho cơ thể, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C trong chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm giàu vitamin C có lợi cho cơ thể như: Ổi, cam, chanh, bưởi, quýt, táo…
– Nên sử dụng dầu dừa, dầu tràm bôi lên chỗ hạch bị sưng.
– Gặp bác sĩ để được điều trị các bệnh nhiễm trùng và hạt hạch.
– Thường xuyên theo dõi sự bất thường của cơ thể để phát hiện tình trạng hạch ở tai sớm.
– Thực hiện phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng phương pháp dẫn lưu hạch bạch huyết.
– Massage các mạch bạch huyết, chườm ấm hoặc chườm lạnh các u, hạch…
Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và điều trị và ít gây biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh