✴️ Phẫu thuật rò sống mũi

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Rò sống mũi là một đường rò bẩm sinh thường thông với một nang. Thường gặp ở trẻ nhỏ. Nang rò này thường xuất phát từ phía sau khớp mũi trán hoặc phía sau xương chính mũi nơi tiếp giáp giữa sụn và xương. Thường lỗ rò rất nhỏ thỉnh thoảng có ít dịch hoặc bã đậu phòi ra.

 

CHỈ ĐỊNH

Khi có lỗ rò thỉnh thoảng bội nhiễm lại sưng đỏ. Nên làm ở trẻ trên 3 tuổi.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng - điều dưỡng hỗ trợ.

Phương tiện

Cán dao, lưỡi dao số 11.

Kéo cong, kéo thẳng nhỏ.

Bay nhỏ.

Kẹp phẫu tích có màu, không màu nhỏ.

Kim, chỉ.

Gạc, củ ấu.

Đông điện: 

Thuốc co mạch dạng tiêm (octocain)

Thuốc chỉ thị màu để bơm vào đường rò.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Có đầy đủ hồ sơ, bệnh án chuyên khoa với đầy đủ xét nghiệm máu để gây mê. Nếu có phim chụp đường rò có bơm thuốc cản quang càng tốt.

Kiểm tra người bệnh

Xét nghiệm tiền phẫu

Giải thích kỹ cho người bệnh (gia đình) trước khi phẫu thuật.

Kỹ thuật

Gây mê toàn thân (nếu là trẻ nhỏ), gây tê tại chỗ bằng Octocain (nếu là người lớn).

Tiêm chỉ thị màu vào đường rò.

Rạch da hình múi cam quanh miệng lỗ rò hướng đường rạch phải đi song song với các nếp lằn tự nhiên trên mặt cạnh mũi.

Dùng kéo hoặc kẹp phẫu tích bóc tách dọc theo đường rò để bộc lộ toàn bộ đường rò và nang rò. Đường rò thường nằm nông còn nang rò thường chui vào sau xương chính mũi hoặc khớp mũi trán, phải bóc tách, lấy toàn bộ nang rò thì bệnh mới không tái phát.

Khâu da ở vùng sống mũi bằng chỉ psollen hoặc chỉ nilon nhỏ cho sẹo đẹp. Cắt chỉ sau 5 - 6 ngày.

 

THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

Nhiễm trùng: dùng kháng sinh, chống phù nề.

Thay băng hàng ngày, băng ép vùng vết thương để tránh tụ máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top