✴️ Nguyên nhân khiến tai nghe những âm thanh lạ

Nội dung

Nguyên nhân và triệu chứng

Thay đổi độ cao tạo ra áp lực trong tai, nhiều người nghe tiếng lách tách hoặc các âm thanh khó chịu khác trong tai.

Một số nguyên nhân khác bao gồm:

Rối loạn chức năng ống Eustachian

Ống Eustachian là một ống hẹp nối tai giữa với họng. Mỗi bên tai có một ống Eustachian. Chức năng ống này là cân bằng áp lực giữa tai và hầu họng, do đó hạn chế tích tụ dịch lỏng trong tai và duy trì áp lực không cho màng nhĩ bị kéo vào hoặc di động bất thường.

Thông thường, ống Eustachian chỉ mở ra và đóng khi nuốt hoặc ngáp. Khi ống bị tắc không mở hoặc đóng được sẽ đến rối loạn chức năng ống eustachian. Rối loạn này khá phổ biến. Xảy ra khoảng 4% ở người lớn trên thế giới. Ngoài tiếng lách cách, một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa trong tai;
  • Đau bên trong và xung quanh tai;
  • Cảm giác ù tai;
  • Giảm thính lực.

Ống Eustachian có thể bị tắc do:

  • Dị ứng thời tiết;
  • Viêm xoang;
  • Cảm cúm thông thường.

Ráy tai

Ống tai tiết ra ráy tai để bảo vệ tai khỏi vi trùng và các tác nhân gây hại khác, thường thì ráy tai tự di chuyển ra khỏi tai.

Theo Hearing Loss Association, các vật dụng như nút tai, tăm bông và tai phone làm tăng sự tích tụ của ráy tai và ngăn cản ráy tai di chuyển ra khỏi ống tai. Khi ráy tai quá nhiều, nó phủ lên màng nhĩ và gây ra âm thanh tanh tách khi màng nhĩ di động. Một số triệu chứng đi kèm bao gồm:

  • Đau tai;
  • Ngứa tai;
  • Ho;
  • Cảm giác đầy tai.

Bệnh Ménière

Bệnh Ménière ảnh hưởng đến tai trong và gây ra chóng mặt. Bất kỳ ai cũng có thể gặp, nhưng phổ biến ở độ tuổi 20–50. Các triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt;
  • Mất thính lực;
  • Cảm giác ù tai.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) liên quan đến đau và rối loạn chức năng của khớp hàm. Bệnh ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ. Các triệu chứng bao gồm âm thanh lách tách trong tai đi kèm:

  • Đau đầu;
  • Đau hàm;
  • Cứng hàm;
  • Cử động hàm bị hạn chế.

Nguyên nhân và triệu chứng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành khám và hỏi bệnh. Bác sĩ kiểm tra tai bằng cách dùng ống soi tai. Trong một vài trường hợp, chẩn đoán nguyên nhân chỉ cần dựa vào bệnh sử của bệnh nhân.

Trường hợp khác, kiểm tra khả năng nghe có thể giúp xác định chẩn đoán.

Điều trị

Hiện tượng âm thanh lách tách trong tai không phải lúc nào cũng cần điều trị nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Thuốc nhỏ tai: giúp làm mềm ráy tai để dễ lấy ra dễ hơn.
  • Lấy ráy tai thủ công: Bác sĩ sử dụng cách thủ công khác để loại bỏ ráy tai.
  • Đặt ống thông tai: Đặt ống vào màng nhĩ để cân bằng áp suất bên trong và dẫn lưu dịch. Một vài trường hợp, đặt ống thông bằng bóng nong nhỏ làm các ống Eustachian mở ra giúp điều trị rối loạn chức năng.
  • Dụng cụ bảo vệ hàm: giúp giảm đau cho người bị rối loạn TMJ. Phẫu thuật điều trị rối loạn TMJ cũng là một phương pháp nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:

  • Xông mũi: Xông mũi bằng nước muối giúp loại bỏ dịch nhầy trong xoang.
  • Thuốc thông mũi không kê đơn (OTC): giúp giảm chất nhầy và dịch, các yếu tố này gây ra rối loạn ống Eustachian
  • Loại bỏ ráy tai: Các biện pháp tại nhà giúp làm mềm ráy tai khi ráy tai quá nhiều gây tắc. Ví dụ, nhỏ vài giọt dầu Baby Oil hoặc dầu khoáng (Mineral Oil) và để nó chảy ra tai tự nhiên.
  • Điều trị dị ứng: Dị ứng có thể dẫn đến các vấn đề về tai hoặc ống Eustachian. Điều trị tình trạng này có thể giúp ích.
  • Không sử dụng tăm bông: Ngoáy tăm bông sâu vào tai làm ráy tai bị ảnh hưởng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Không phải lúc nào cũng cần gặp bác sĩ khi nghe tiếng lách cách trong tai. Nhiều trường hợp, âm thanh này sẽ tự hết hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng sau nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị:

  • Âm thanh bất thường nhiều, dữ dội hoặc xảy ra hàng ngày;
  • Dấu hiệu nhiễm trùng tai, chẳng hạn như sốt hoặc đau;
  • Triệu chứng tiếp tục tái phát;
  • Dịch chảy ra từ tai;
  • Mất thính lực.

Tóm lược

Âm thanh bất thường trong tai thường không có hại nếu thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Một số nguyên nhân bao gồm: ráy tai bị dính chặt, rối loạn chức năng ống Eustachian và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).

Một số biện pháp tại nhà có thể áp dụng đối với các trường hợp nhẹ. Khi những cách này không hiệu quả, điều trị y khoa có thể hữu ích.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top