Thính lực đồ là một biểu đồ kết quả kiểm tra thính lực bằng máy đo thính lực. Máy đo thính lực là một thiết bị điện tử tạo ra một loạt các âm được phát qua tai nghe. Thính lực đồ hiển thị kết quả kiểm tra thính lực và ngưỡng nghe cho các tần số khác nhau.
Bài viết này thảo luận về giá trị của thính lực đồ, ý nghĩa của các ký hiệu, thế nào là kết quả bình thường và một người nên làm gì sau khi nhận được kết quả thính lực đồ.
Kiểm tra thính lực
Một trong những kiểm tra thính giác cơ bản nhất là đo thính lực âm thuần. Chuyên gia thính giác sẽ sử dụng máy đo thính lực để tạo ra âm thanh. Những âm này khác nhau về tần số được đo bằng Hertz (Hz) và cường độ được đo bằng decibel (db).
Kiểm tra đánh giá thính lực tai trái và tai phải được thực hiện riêng biệt.
Khi chuyên gia phát một âm thanh thuần có tần số duy nhất, người đo cần ra hiệu khi họ nghe thấy âm thanh đó bằng cách giơ tay hoặc nhấn nút bấm.
Nhà thính học sẽ xác định ngưỡng nghe của người đo đối với các tần số khác nhau. Ngưỡng nghe là âm thanh nhỏ nhất mà một người có thể nghe được trong ít nhất 50% thời gian.
Người đo cần đeo tai nghe và đầu rung xương ở da của xương chũm trong khi đo thính lực. Sau đó, họ sẽ được đo ngưỡng nghe tương ứng thông qua dẫn truyền khí và dẫn truyền xương.
Đôi khi, người đo được che tiếng ồn bên tai không đo để ngăn ảnh hưởng đến phần kiểm tra của tai còn lại.
Đa phần trong quá trình kiểm tra độ dẫn truyền xương, các chuyên gia cần phải làm ù. Ngoài ra cũng cần làm ù khi kiểm tra dẫn truyền khí ở ngưỡng đo 40 db trở lên nếu dùng tai nghe chụp tai hoặc 60 db đối với tai nghe nhét tai.
Thính lực đồ ghi lại ngưỡng dẫn truyền khí và xương của tai trái và tai phải của người đo.
Ý nghĩa các ký hiệu trên thính lực đồ
Thính lực đồ hiển thị nhiều con số khác nhau để biểu thị tần số và cường độ. Các tần số được sắp xếp theo chiều ngang từ trái sang phải từ tần số thấp (125 Hz) đến cao (8000 Hz). Âm lượng được sắp xếp theo chiều dọc từ trên xuống dưới, dao động từ rất nhỏ (0 db) đến rất to (120 db).
Dưới đây là các ký hiệu cụ thể có thể nhìn thấy trong thính lực đồ cùng với ý nghĩa của chúng:
Các biểu tượng cho tai trái có màu xanh, các biểu tượng cho tai phải có màu đỏ.
Chuyên gia thính học có thể giải thích các ký hiệu và cách đọc chính xác thính lực đồ.
Diễn giải kết quả
Mọi người có thể kiểm tra kết quả thính lực đồ của bản thân để biết liệu mình có bị mất thính lực hay không, cũng như phân loại và mức độ nghiêm trọng của nó. Kết quả càng xa phạm vi thính lực bình thường thì khả năng nghe kém càng lớn.
Sau đây là tổng quan về mức độ nghe của người trưởng thành dựa trên ngưỡng âm lượng:
Mức độ mất thính giác |
Ngưỡng nghe |
Bình thường |
0-25 db |
Nhẹ |
26-40 db |
Trung bình |
41-55 db |
Trung bình nặng |
56-70 db |
Nặng |
71-90 db |
Sâu |
90 db trở lên |
Chuyên gia thính học sẽ thảo luận chi tiết về kết quả, giải thích mức độ mất thính giác nếu có và đưa ra quyết định điều trị.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Chuyên gia thính học sẽ xem kết quả kiểm tra thính lực để xác định xem người đo có bị mất thính giác hay không, cũng như phân loại và mức độ nghiêm trọng của họ.
Ngoài phương pháp đo thính lực âm thuần, nhà thính học có thể tiến hành đo sức nghe bằng giọng nói hoặc các kiểm tra thính lực khác, bao gồm:
Những phép đo này sẽ xác định hoạt động của các cấu trúc thính giác như màng nhĩ, tai trong và tai ngoài cũng như phản ứng của não với âm thanh.
Thính lực đồ và các kết quả kiểm tra khác giúp chuyên gia thính học đề xuất các giải pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Ngưỡng nghe của một người được biểu thị bằng thính lực đồ có thể giúp xác định độ khuếch đại cần thiết khi sử dụng máy trợ thính.
Chuyên gia thính học cũng sẽ gửi kết quả cho bác sĩ của người bệnh, từ đó bác sĩ có thể thảo luận thêm với người bệnh về kết quả và các lựa chọn điều trị của họ.
Lựa chọn giải pháp điều trị
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng hơn 5% người trên thế giới cần phục hồi tình trạng mất thính lực của họ.
Các phương pháp điều trị và can thiệp khi nghe kém phụ thuộc vào việc đánh giá đúng mức. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các lựa chọn điều trị cho chứng mất thính lực có thể bao gồm:
Công nghệ có thể đặc biệt hữu ích đối với một số loại khiếm thính. Ví dụ, những người bị mất thính giác dẫn truyền có thể được hưởng lợi từ máy trợ thính dẫn truyền qua xương hoặc hệ thống thính giác được gắn vào xương.
Ngoài ra, những người bị điếc thần kinh giác quan có thể được hưởng lợi từ máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Hiệp hội Thính giác - Ngôn ngữ Hoa Kỳ cho rằng các nguy cơ sức khỏe từ việc sử dụng máy trợ thính không kê đơn, không phù hợp bao gồm suy giảm thính lực và tổn thương tai ngày càng trầm trọng hơn.
Chuyên gia thính giác nên thảo luận với người bệnh để chọn phương pháp điều trị và can thiệp thính giác thích hợp cho loại khiếm thính của họ.
Tóm lại
Thính lực đồ là phép đo thiết yếu của các bài kiểm tra thính lực vì nó chứa thông tin quan trọng về khả năng nghe và khả năng mất thính giác của người đo.
Đo thính lực đồ rất cần thiết để xác định cách tiếp cận và điều trị thích hợp cho người có vấn đề về thính giác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh