✴️ Top 5 cách trị viêm amidan tại nhà dễ dàng áp dụng

Nội dung

1. Khi nào bị viêm amidan?

Amidan sưng viêm là do sự tấn công mạnh mẽ và gây nhiễm trùng bởi các nhân tố vi khuẩn, virus có hại. Ngoài ra bệnh lý khởi phát cũng có thể do một số yếu tố khác như:

– Khói bụi, ô nhiễm môi trường.

– Sức đề kháng yếu kém không thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

– Mắc các bệnh lý về đường hô hấp: viêm họng, cúm,…

Tùy vào trường hợp hoặc dạng viêm amidan mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Với viêm amidan cấp tính sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

– Đau rát cổ họng do amidan bị sưng viêm.

– Sốt cao 38-39 độ.

– Cơ thể mệt mỏi.

– Có biểu hiện chán ăn, không muốn ăn do nuốt khó.

Với viêm amidan mãn tính, các triệu chứng phổ biến sẽ bộc lộ:

– Sốt cao.

– Đau họng, có cảm giác ngứa ở cổ họng.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Khó khăn khi thở, kèm theo âm thanh khò khè khi thở.

– Ho khan.

– Bề mặt vùng amidan có những mảng trắng hoặc vàng

– Khó khăn khi nuốt thức ăn.

hình ảnh viêm amidan

Viêm amidan có biểu hiện đau rát cổ họng, nuốt khó kèm theo hơi thở có mùi hôi

Với viêm amidan quá phát, người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh gây nên:

– Thở khò khè ở mức nặng, thậm chí ngưng thở cả trong khi ngủ.

– Amidan sưng to gây đau đớn nhiều hơn, nuốt nước bọt cũng thấy đau.

– Ho khan kéo dài.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do hậu quả chán ăn, ăn không đủ bữa.

 

2. Bị viêm amidan có cần tới gặp bác sĩ không?

Thông thường, viêm amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vài ngày nhờ áp dụng các cách trị viêm amidan tại nhà. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải triệu chứng kéo dài và với mức độ nặng hơn. Nếu thuộc trường hợp này, người bệnh không nên chủ quan, xem nhẹ vì có thể viêm amidan đã dẫn đến biến chứng, khiến nhiễm trùng lan rộng. Các triệu chứng không chỉ kéo dài mà còn với mức độ nặng hơn rất nhiều.

Và dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

– Họng đau dữ dội.

– Sốt cao hơn 38 độ liên tục, không hạ sốt dù có chườm mát, uống thuốc.

– Không thể nuốt thức ăn do cơn đau nhức nghiêm trọng ở cổ họng.

– Hơi thở nồng nặc mùi khó chịu.

– Đau đầu, đau bụng kèm theo.

Khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và khai thác triệu chứng gần nhất mà người bệnh gặp phải. Qua quan sát trực tiếp amidan bị viêm, nếu nghi ngờ mức độ nghiêm trọng của bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp khám chuyên sâu như chụp X-quang, chụp CT.

 

3. Trị viêm amidan tại nhà giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng

3.1. Trị viêm amidan tại nhà bằng cách uống nhiều nước ấm

Nước ấm có tác dụng làm dịu cơn đau họng do viêm amidan gây ra. Việc bổ sung nước ấm mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nước ấm ở đây không chỉ nói riêng nước lọc mà còn là các dạng chất lỏng khác như súp, nước dùng và trà.

3.2. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối loãng là một trong những cách trị viêm amidan tại nhà vô cùng hiệu quả. Duy trì thói quen này 2 lần/ngày, vào sáng và tối sẽ làm làm dịu cơn đau ở phía sau cổ họng. Đồng thời làm sạch vùng khoang miệng và cổ họng, không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.

Người bệnh nên pha 1/4 thìa cà phê muối vào 200ml nước ấm và khuấy dung dịch cho đến khi muối tan hoàn toàn. Sau đó, súc miệng bằng hỗn hợp này trong khoảng 30-45s trước khi nhổ. Tốt nhất nên súc miệng từ 2-3 lần để khoang miệng được làm sạch nhất.

cách trị viêm amidan dứt điểm

Súc miệng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch vùng khoang miệng và họng

3.3. Tránh đồ ăn cứng, khó nuốt

Các dạng đồ ăn cứng, khó nuốt được xếp vào trong danh sách thực phẩm nên kiêng ăn của người bị viêm amidan. Bởi với thực phẩm cứng sẽ càng làm cho tình trạng đau rát cổ họng thêm tồi tệ hơn. Khi cố gắng nuốt sẽ vô tình tăng áp lực và sự va chạm giữa đồ ăn và vùng tổn thương. Từ đó khu vực amidan luôn bị kích ứng và thậm chí có thể gây chảy máu.

Một số dạng thực phẩm khó nuốt, kích thích tổn thương vùng cổ họng mà người bệnh nên tránh gồm:

– Ngũ cốc khô

– Hạnh nhân

– Bánh mì nướng

– Các loại hạt cứng, có bề mặt thô ráp.

– Bánh quy

3.4. Giữ giọng, không nói quá nhiều

Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng cần giữ gìn cổ họng trong thời gian điều trị viêm amidan tại nhà. Nếu liên tục nói nhiều, nói to sẽ càng làm kích thích cổ họng nhiều hơn. Tình trạng viêm amidan vì thế cũng không thuyên giảm, ngược lại càng nghiêm trọng hơn.

Do đó, cách tốt nhất là người bệnh cần hạn chế nói chuyện, dành thời gian cho cổ họng được nghỉ ngơi. Việc gìn giữ cẩn thận sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng. Các triệu chứng đau rát do sưng viêm amidan giảm bớt phần nào.

viêm amidan uống thuốc gì

Cần giữ cho cổ họng được nghỉ ngơi trong vài ngày

3.5. Thử cách trị viêm amidan tại nhà bằng mật ong

Mật ong vốn nổi tiếng với tác dụng giảm sưng viêm, sát trùng tốt do giàu chất chống oxy hoá, hydro peroxide. Vì vậy rất nhiều người áp dụng cách pha hỗn hợp mật ong – chanh với nước ấm để điều trị tình trạng viêm amidan. Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày giúp làm dịu niêm mạc họng và hạn chế những tổn thương do amidan gây ra.

Trên đây là 5 cách trị viêm amidan tại nhà đơn giản và dễ áp dụng mà ai cũng thể thử. Hy vọng bạn có thêm kiến thức bổ ích trong việc cải thiện triệu chứng sưng, đau do viêm amidan. Từ đó chất lượng cuộc sống và sức khỏe không còn bị ảnh hưởng rồi nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top