Ung thư vòm mũi họng (còn gọi là ung thư vòm, Nasopharyngeal Carcinoma) là ung thư ở mũi hầu, nằm phía cửa mũi sau và vòm họng. Trong đó, vòm họng là một khoang rỗng hình hộp, nằm ở phần trên của họng, có 5 mặt: thành trên – sau tiếp giáp với nền sọ, thành bên tiếp giáp với mạch máu thần kinh lớn bên cổ, thành trước là cửa mũi sau và thành dưới là mặt phẳng ảo, nằm ngang qua mặt lưng màn hầu.
Ung thư vòm rất hiếm gặp ở Mỹ nhưng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á.
Bệnh thường khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì không dễ để thăm khám trực tiếp và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh lý thường gặp khác.
Điều trị thường bao gồm liệu pháp xạ trị, hóa trị hay phối hợp hai phương pháp trên.
Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư vòm có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
Sưng ở cổ do hạch viêm;
Có máu lẫn trong nước bọt;
Chảy máu mũi;
Nghẹt mũi;
Giảm thính lực (nghe kém);
Thường xuyên viêm tai;
Nhức đầu.
Các triệu chứng ung thư vòm ở giai đoạn đầu thường không khiến bạn đi khám bệnh. Tuy nhiên, bạn phải đi khám bệnh nếu bạn nhận ra những thay đổi bất thường và dai dẳng trong người như nghẹt mũi bất thường.
Ung thư bắt đầu khi một hay nhiều đột biến gen xảy ra làm những tế bào bình thường tăng trưởng vượt mức kiểm soát. Chúng xâm lấn các cấu trúc xung quanh và thậm chí lan đến những cơ quan khác của cơ thể (di căn).
Trong ung thư vòm, quá trình này bắt đầu từ lớp tế bào vẩy (squamous cells) lót trên bề mặt mũi và họng.
Người ta vẫn chưa xác định được chính xác tác nhân gây đột biến gene dẫn đến ung thư vòm, mặc dù virus Epstein-Barr (EBV) đã được biết đến như là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết lý do tại sao nhiều người hội đủ các yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ phát triển thành ung thư. Trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm bao gồm:
Giới tính: ung thư này thường phổ biến ở nam hơn ở nữ.
Chủng tộc: loại ung thư này gặp chủ yếu ở người châu Á và Bắc Phi. Ở Mỹ, những di dân từ châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người gốc Á sinh ra tại Mỹ. Người Eskimo ở vùng Alaska cũng có nguy cơ cao hơn.
Tuổi: bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất khoảng từ 30-50 tuổi.
Thực phẩm ướp muối: chất hóa học thoát ra và có trong hơi nước khi nấu thực phẩm đã được ướp muối như cá hay rau đã qua bảo quản có thể đi vào khoang mũi, làm tăng nguy cơ ung thư vòm. Việc tiếp xúc sớm với các chất hóa học này khi còn trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
Virus Epstein-Barr (EBV): virus thường gặp này thường gây các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, như cảm lạnh. Thỉnh thoảng, nó có thể gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Virus Epstein-Barr thường đi kèm với một số bệnh ung thư hiếm gặp bao gồm ung thư vòm.
Bệnh sử gia đình: việc có người trong gia đình bị ung thư vòm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Các biến chứng do ung thư vòm có thể bao gồm:
Trước tiên, trong trường hợp hết thời gian, liệt kê những câu hỏi quan trọng nhất. Đối với ung thư vòm, một số câu hỏi cơ bản như:
Và, nếu bác sĩ có nói điều gì không rõ ràng, không nên do dự mà phải hỏi cho đến khi bạn hoàn toàn hiểu rõ.
Các xét nghiệm và quy trình chẩn đoán ung thư vòm bao gồm:
Khi chẩn đoán xác định ung thư, một số xét nghiệm được bác sĩ đề nghị để xác định giai đoạn ung thư, như các xét nghiệm về hình ảnh học gồm chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình cắt lớp (PET) và chụp X-quang.
Khi bác sĩ xác định mức độ lan rộng của khối u, chữ số La Mã sẽ được sử dụng để ký hiệu giai đoạn ung thư. Mỗi giai đoạn thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định kế hoạch điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Ít khi khối u nhỏ và còn khu trú trong vùng mũi họng. Đa số khối u lan khỏi vùng mũi họng, xâm lấn hạch cổ hoặc các vùng khác trong cơ thể. U vòm gồm có 4 giai đoạn chính, được xếp từ I đến IV.
Bạn và bác sĩ của mình phải phối hợp để đặt kế hoạch điều trị dựa trên nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, mục tiêu điều trị, tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đựng với các tác dụng phụ của thuốc. Điều trị ung thư vòm thường bắt đầu bằng xạ trị hoặc phối hợp xạ trị và hóa trị.
Phương pháp này sử dụng chùm tia có năng lượng lớn như chùm tia X để giết chết tế bào ung thư. Xạ trị ngoài (bức xạ tia bên ngoài) là liệu pháp xạ trị thường được chỉ định trong điều trị ung thư vòm mũi họng. Trong suốt quy trình thực hiện, bạn nằm trên bàn và có một cái máy lớn chuyển động chung quanh bạn, chiếu xạ trực tiếp, chính xác vào vị trí tiếp cận với khối u.
Đối với khối u nhỏ, chỉ cần xạ trị. Còn những trường hợp khác, nên phối hợp xạ trị với hóa trị liệu.
Xạ trị có nhiều tác dụng phụ như đỏ da tạm thời, giảm thính lực (nghe kém) và khô miệng. Loại khác của xạ trị, xạ trị trong (hình thức xạ trị với chất phóng xạ đặt bên trong cơ thể, liệu pháp phóng xạ, brachytherapy), thỉnh thoảng được dùng trong ung thư vòm tái phát. Với loại điều trị này, các hạt hay chuỗi phóng xạ hoạt tính được đặt bên trong khối u hay gần với khối u.
Là phương pháp điều trị bằng thuốc, sử dụng các chất hóa học để giết tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể dưới dạng viên, truyền tĩnh mạch hay cả hai. Hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư vòm theo 3 hướng:
Khi phối hợp 2 phương pháp điều trị trên, hóa trị làm tăng tính hiệu quả của xạ trị. Phương pháp điều trị này được gọi là điều trị đồng thời hay xạ hoá trị (chemoradiation). Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị cộng thêm tác dụng phụ của xạ trị làm phương pháp điều trị này khó mà chịu đựng được.
Bác sĩ có thể đề nghị hóa trị sau xạ trị đơn thuần hoặc sau điều trị đồng thời. Hóa trị được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể, chính là các tế bào ung thư bị vỡ ra từ khối u ban đầu và lan rộng đến những nơi khác. Vẫn còn một số tranh cãi về việc bổ sung hóa trị liệu có thật sự cải thiện sự sống còn ở những người ung thư vòm hay không. Nhiều người đã trải qua hóa trị sau điều trị phối hợp vẫn không thể chịu đựng được tác dụng phụ và phải ngừng điều trị.
Hóa trị với tá dược mới (neoadjuvant chemotherapy) là hóa trị liệu được chỉ định trước xạ trị hay trước điều trị đồng thời. Cần nhiều nghiên cứu để xác định hóa trị với tá dược mới có thể cải thiện tỉ lệ sống sót ở người bị ung thư vòm.
Bác sĩ sẽ quyết định bạn nhận được thuốc hoá trị nào và cách bao lâu. Tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào thuốc mà bạn nhận được.
Phẫu thuật thường không được sử dụng trong điều trị ung thư vòm. Phẫu thuật có thể dùng để cắt bỏ u bạch huyết ở cổ. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể dùng để cắt bỏ khối u ở vòm họng. Điều này thường đòi hỏi phẫu thuật viên tạo đường rạch ở sàn miệng để giúp tiếp cận vùng u ở vòm họng nhằm cắt bỏ mô ung thư (cancerous tissue).
Đối phó với khô miệng: Xạ trị thường gây khô miệng. Khô miệng có thể gây khó chịu. Nó cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên trong miệng, ăn, nuốt và nói chuyện khó khăn. Bạn có thể thấy giảm khô miệng và biến chứng của nó nếu bạn:
Mỗi người đối mặt với chẩn đoán ung thư theo cách riêng. Bạn có thể bị shock và sợ hãi sau khi biết chẩn đoán bệnh. Tự cho phép bản thân mình có thời gian để đau buồn. Chẩn đoán ung thư có thể làm bạn cảm thấy mất kiểm soát, vì thế cần có những bước giúp mang lại sự tự tin cho chính mình và kiểm soát sức khỏe của bạn. Hãy cố gắng: Tìm hiểu đầy đủ để tự tin khi đưa ra quyết định:
Viết ra những câu hỏi và hỏi các Bác sĩ trong những lần hẹn kế tiếp.
Có bạn bè hay người thân đến buổi hẹn cùng với bạn để giúp bạn ghi chú những điều Bác sĩ nói.
Yêu cầu đơn vị chăm sóc sức khỏe của bạn cung cấp thêm thông tin. Thu thập đầy đủ thông tin để bạn có thể tự tin đưa ra quyết định về điều trị.
Bạn có thể thấy rằng điều này giúp bạn thổ lộ được cảm xúc của chính mình. Bạn thân hay người thân của bạn chính là những người luôn biết lắng nghe.
Nói chuyện với mục sư, giáo sĩ hay người đứng đầu giáo hội hay tôn giáo khác. Những người đã bị ung thư có thể cung cấp quan điểm độc đáo, vì thế nên xem xét tham gia nhóm hỗ trợ, cho dù đó là nhóm cộng đồng hay trực tuyến. Nên tìm hiểu và hỏi những người xung quanh về những người đã điều trị ung thư để cùng chia sẻ.
Cho mọi người biết khi nào bạn muốn ở một mình. Thời gian yên tĩnh để suy nghĩ và viết nhật ký, có thể giúp bạn loại bỏ tất cả những cảm xúc mà bạn từng trải qua.
Không có cách nào chắc chắn ngăn ngừa được ung thư vòm. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến nguy cơ ung thư vòm, bạn có thể xem xét tránh những thói quen có liên quan đến căn bệnh này. Ví dụ, bạn có thể cắt giảm lượng thức ăn được bảo quản bởi muối hay tránh hoàn toàn những thực phẩm này.
Có thể bạn quan tâm: Điều cần biết về polyp mũi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh